Bàn chân được ví như "trái tim thứ hai" của cơ thể vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lưu thông máu. Cụ thể, bàn chân có hơn 7000 dây thần kinh liên kết trực tiếp với các cơ quan trong cơ thể. Khi di chuyển, bàn chân sẽ giúp máu từ các chi dưới bơm ngược trở lại tim, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và cải thiện hệ tuần hoàn.
Ngoài chức năng tuần hoàn, bàn chân còn là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng, liên quan đến các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, phổi. Theo y học cổ truyền, việc massage hoặc kích thích đúng các huyệt đạo trên bàn chân có thể giúp cải thiện chức năng của các cơ quan này, tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng.

Bàn chân còn là nơi tập trung nhiều huyệt đạo quan trọng, liên quan đến các cơ quan nội tạng.
Chính vì vậy, việc massage chân sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên trong khi massage, hãy nhớ thoa thêm một ít dầu mù tạt vì chúng chứa cực nhiều dưỡng chất. Khi massage với loại dầu này, chúng sẽ thẩm thấu vào cơ thể và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Lợi ích của dầu mù tạt
Dầu mù tạt là loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt cây mù tạt, chủ yếu từ ba loại mù tạt: mù tạt trắng, mù tạt nâu và mù tạt đen. Loại dầu này có màu vàng sậm, hương thơm nồng và vị cay đặc trưng.
Ngoài ra, dầu mù tạt thường được sử dụng phổ biến trong ẩm thực Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Pakistan. Đặc biệt là để chế biến các món cà ri, chiên xào và làm nước sốt. Ngoài ra, nó còn được dùng trong y học dân gian nhờ các đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và kích thích tuần hoàn máu.
Trong Hệ thống y tế truyền thống của Ấn Độ là ayurveda, dầu mù tạt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ nhờ đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ. Đầu tiên, loại dầu này khi được xoa bóp lên da, nó sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu bằng cách kích thích các mạch máu, thúc đẩy lưu lượng máu đến các vùng cơ thể.

Dầu mù tạt đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ nhờ đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ.
Ngoài ra, dầu mù tạt còn có tính nóng. Khi thoa lên cơ thể sẽ tạo ra hiệu ứng nhiệt giúp mở rộng lỗ chân lông, thúc đẩy quá trình đào thải độc tố qua da, đồng thời cải thiện quá trình lưu thông máu. Vì vậy, nó được sử dụng trong các phương pháp massage để thư giãn cơ thể, giảm đau cơ và hỗ trợ phục hồi sức khỏe.
Bên cạnh đó, lợi ích của dầu mù tạt còn được biết đến như sau:
1. Giúp giảm tình trạng cứng cơ
Dầu mù tạt có khả năng giảm tình trạng cứng cơ nhờ vào các đặc tính kháng viêm, kích thích tuần hoàn máu của nó. Khi được thoa lên da và massage vào các khu vực cơ thể bị căng cứng, dầu mù tạt giúp làm ấm các cơ bắp, tạo ra hiệu ứng nhiệt dễ chịu. Từ đó giúp thư giãn các cơ trơn và giảm độ căng.
Bên cạnh đó, các hợp chất như axit erucic trong dầu mù tạt giúp tăng cường lưu thông máu. Từ đó giúp máu lưu thông tốt hơn đến các vùng cơ, cung cấp dưỡng chất và oxy cần thiết cho quá trình phục hồi. Đồng thời loại bỏ các chất thải tích tụ trong cơ bắp gây đau nhức.
2. Giúp giảm đau và giảm viêm
Dầu mù tạt có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhờ vào các hoạt chất như axit erucic và các đặc tính chống viêm tự nhiên. Khi được thoa lên da, dầu mù tạt giúp tăng cường tuần hoàn máu và tạo ra một hiệu ứng nhiệt, làm giãn nở các mạch máu, giảm tắc nghẽn lưu thông.
Các hợp chất trong dầu mù tạt cũng có khả năng tác động trực tiếp lên các vi khuẩn gây viêm, làm dịu các phản ứng viêm và ngăn ngừa sự phát triển của các chất gây viêm trong cơ thể. Dầu mù tạt đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm các cơn đau cơ do chấn thương, căng cơ, viêm khớp hoặc đau lưng.

Dầu mù tạt có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhờ vào các hoạt chất chống viêm.
3. Giúp ngủ ngon hơn
Khi được xoa lên vùng cơ thể như cổ, vai, chân hoặc lưng trước khi ngủ, dầu mù tạt có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng, giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn. Điều này giúp giảm mệt mỏi, các cơn đau cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho một giấc ngủ sâu và ngon.
Có 1 kiểu ăn rau củ quả tưởng là tiện nhưng lại có thể khiến bạn lão hóa nhanh, đường huyết tăng vọtĐọc ngay
Ngoài ra, dầu mù tạt có tính chất thư giãn thần kinh nhờ vào các hợp chất như axit erucic và các thành phần tự nhiên khác, giúp làm dịu hệ thần kinh và giảm lo âu. Việc thoa dầu mù tạt nhẹ nhàng lên cơ thể có thể kích thích hệ thần kinh, tạo ra cảm giác thoải mái và dễ chịu, từ đó hỗ trợ quá trình chìm vào giấc ngủ.
4. Tăng tốc độ hồi phục của cơ thể
Khi được xoa bóp lên cơ thể, dầu mù tạt giúp mở rộng các mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn, từ đó tăng cường quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất đến các vùng bị tổn thương. Điều này hỗ trợ nhanh chóng làm lành vết thương, giảm đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện hoặc lao động nặng.
Ngoài ra, dầu mù tạt có đặc tính chống viêm tự nhiên nhờ vào các hợp chất sulfur và axit béo, giúp làm giảm sưng, đau, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào. Nó cũng có tác dụng kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn trong việc chống lại mệt mỏi, căng thẳng.

Khi được xoa bóp lên cơ thể, dầu mù tạt giúp mở rộng các mạch máu, thúc đẩy lưu thông máu tốt hơn.
5. Giảm chuột rút ở chân
Dầu mù tạt có thể giúp giảm chuột rút ở chân nhờ vào khả năng kích thích tuần hoàn máu, làm giãn cơ và giảm căng thẳng trong các mô cơ. Khi được thoa và massage lên vùng chân bị chuột rút, dầu mù tạt giúp làm ấm cơ bắp, thúc đẩy lưu lượng máu đến khu vực bị co rút, từ đó cung cấp oxy, dưỡng chất cần thiết để cơ bắp thư giãn.
Ngoài ra, dầu mù tạt có đặc tính chống viêm, giảm đau nhờ vào các hợp chất như axit erucic và sulfur tự nhiên. Những thành phần này giúp làm dịu các cơn đau cơ, giảm tình trạng căng cứng và hạn chế nguy cơ chuột rút tái phát.
Cách sử dụng dầu mù tạt để massage chân
Theo các chuyên gia, bạn hãy lấy 5 thìa dầu mù tạt, sau đó bôi lên chân và massage theo chuyển động tròn ít nhất 10 phút. Cần tập trung massage ở bắp đùi, đầu gối và gót chân. Chỉ cần thực hiện hàng ngày, bạn sẽ thấy cơ thể bớt nhức mỏi, sảng khoái hơn.
Sau khi massage, không nên để dầu mù tạt trên da quá lâu, đặc biệt là qua đêm. Tốt nhất là sau 30-60 phút, bạn có thể lau sạch hoặc rửa lại chân bằng nước ấm để tránh bít tắc lỗ chân lông.

Tránh bôi dầu mù tạt lên các vết thương hở, vùng da bị viêm, nhiễm trùng...
Tuy nhiên, dầu mù tạt có tính nóng và có thể gây kích ứng với một số người có làn da nhạy cảm. Trước khi sử dụng, nên thử một lượng nhỏ trên vùng da nhỏ ở cổ tay hoặc mu bàn tay, đợi 24 giờ để kiểm tra xem có phản ứng kích ứng hay không.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, nên pha loãng dầu mù tạt với dầu dừa, dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân để giảm bớt độ nóng và tránh gây kích ứng da. Tránh bôi dầu mù tạt lên các vết thương hở, vùng da bị viêm, nhiễm trùng hoặc các vết loét… vì có thể gây cảm giác rát và làm tình trạng da trở nên tệ hơn.
Theo Eatthis, Healthline