Một người phụ nữ họ Lưu, 37 tuổi (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã bật khóc trong ngỡ ngàng khi tận mắt thấy thủ phạm khiến mình ho dai dẳng suốt 7 năm. Cô chia sẻ: “Tôi mừng vì mình không bị ung thư phổi nhưng cũng sốc khi biết chỉ một dị vật nhỏ bé  bằng đầu ngón tay lại khiến mình khổ sở lâu như vậy. Tôi cũng tức giận vì đã trải qua rất nhiều bác sĩ mới có thể tìm ra”.

85df2c98004c53144a012d552cb5667e-17233879060571212929152-1723440505156-1723440505250885852948.jpg

Người phụ nữ khám phổi không ra bệnh nhưng ho dai dẳng suốt 7 năm (Ảnh minh họa)

Cô Lưu bắt đầu bị ho nhẹ nhưng kéo dài vào đầu mùa thu của năm 30 tuổi và cho rằng do thay đổi thời tiết. Vì quá bận rộn và chủ quan nên sau vài tháng tự dùng thuốc cô mới đi khám. Bệnh viện địa phương chỉ ra rằng cô Lưu không có vấn đề gì nghiêm trọng, kê đơn thuốc nhưng một thời gian dài sau đó cứ uống thuốc thì đỡ, ngừng thuốc lại tái phát.

  • dau-hieu-o-co-1-17232869579121969906596-0-0-469-750-crop-1723287092602928048683.jpg

    "Muốn biết một người khỏe hay không, hãy nhìn vào cổ": Có 3 bất thường ở cổ, có thể ung thư đang đến gần

Nghĩ rằng phổi của mình có vấn đề, cô liên tục tới các phòng khám tư, bệnh viện Đông cũng như Tây y. “Tôi luôn cho rằng mình gặp vấn đề gì đó ở phổi nhưng kết quả chỉ ra nó khỏe mạnh hết lần này đến lần khác. Tôi đã được điều trị triệu chứng nhiễm trùng phế quản, hen suyễn và các bệnh khác trong khoảng thời gian dài ở nhiều nơi. Nhưng các triệu chứng ho của tôi không thể chấm dứt hoàn toàn, nó khiến tôi chán nản đến mức tự chấp nhận rằng mình mắc một căn bệnh hiếm gặp và phải học cách sống chung với nó” - cô Lưu kể lại.

Cho đến gần đây, ở tuổi 37 cô Lưu bị ướt mưa và cảm lạnh, dẫn tới sốt và ho dữ dội. Người nhà khuyên cô nhân cơ hội này một lần nữa kiểm tra lại phổi, điều trị dứt điểm vì y học ngày càng tiên tiến hơn. Thật may mắn, lần nhập viện chuyên khoa hô hấp cấp trung ương này đã giúp cô tìm ra sự thật.

Bác sĩ điều trị của cô Lưu - Mou Xiangdong cho biết: “Bản thân bệnh nhân cũng không quá kỳ vọng vào lần kiểm tra này. Cô ấy cho rằng mình bị ung thư phổi và sẵn sàng chuẩn bị về tâm lý cho trường hợp xấu nhất từ lâu. Khi kiểm tra và đối chiếu các kết quả CT theo thời gian, chúng tôi phát hiện manh mối là 1 bóng mờ nhỏ ở phế quản phải, lúc đầu kẹt tại khí quản sau đó di chuyển xuống đoạn đầu phế quản. Nội soi phát hiện dị vật đúng như nghi ngờ và phẫu thuật được tiến hành.

1-1723387951164448524187-1723440505741-1723440505853872540609.jpg

Dị vật khiến cô Lưu ho suốt 7 năm là một miếng ớt bị hóc khi ăn (Ảnh minh họa)

Khi dị vật được lấy ra, chúng tôi và bệnh nhân cùng người nhà bệnh nhân đều khó tránh khỏi bất ngờ. Chỉ là một miếng ớt nhỏ dài 1,2cm nhưng lại gây khổ sở cho bệnh nhân trong suốt 7 năm. Một phần là do vị trí và kích thước của nó khá khó để phát hiện, phần khác do nhiều lần không tìm ra nguyên nhân khiến bệnh nhân nản chí, không còn muốn chữa trị trong thời gian dài”.

Bác sĩ cảnh báo không nên cười đùa, di chuyển nhiều khi ăn uống

Về phần cô Lưu, cô xác nhận đúng là mình từng bị sặc và nghẹn khi ăn ớt quá cay vào khoảng thời gian 7 năm trước. Nhưng sau khi uống nhiều nước và ăn một miếng cơm trắng lớn thì cảm giác khó chịu dần biến mất nên cô không quá để tâm. Thật không ngờ nó để lại hậu quả lớn như vậy.

Bác sĩ Mou giải thích: “Trên thực tế, trong lồng ngực của chúng ta có 2 ống quan trọng, một là thực quản để nuốt thức ăn và một là khí quản để đưa khí vào và ra. Bình thường, cơ thể chúng ta có một bộ cơ chế bảo vệ kỳ diệu cho phép chúng ta mở khí quản khi thở và nói chuyện, đồng thời mở thực quản khi ăn, để tránh đi nhầm đường.

Nhưng trong một số trường hợp, thức ăn thật sự có thể bị đi lạc. Nhất là nếu bạn vừa ăn uống vừa cười đùa, bị ho, bị sặc… hay với những người có chức năng nuốt kém (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người già, bệnh lý về nhai nuốt).

Khi dị vật xâm nhập vào khí quản qua thanh môn sẽ xảy ra tình trạng nghẹt thở và ho nặng. Nếu dị vật lớn hơn và mắc kẹt trong thanh môn và khí quản sẽ xảy ra tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp, nguy cơ tử vong cao hơn. Còn với dị vật nhỏ luồng khí hô hấp lớn sẽ nhanh chóng trượt xuống khí quản. Tiếp đến, do phế quản chính bên phải dốc và dày nên dị vật dễ dàng rơi vào và đứng lại tại đây, giống như những gì đã xảy ra với cô Lưu”.

parents-gettyimages-1327630162-71f6194a91af4b5a99df43d2fef62db7-1709800370712687534504-17233880320841263637925-1723440506420-1723440506514865568467.png

Không nên cười đùa, nói chuyện hay di chuyển nhiều khi ăn để tránh sặc hay nuốt phải dị vật (Ảnh minh họa)

Ông nói thêm, ở trường hợp của cô Lưu, sự kích thích dị vật trong nhiều năm và tình trạng viêm thứ phát dẫn đến các polyp viêm dần dần bao bọc các dị vật. Các triệu chứng ho nặng hơn và đờm màu vàng thường xảy ra khi kết hợp với nhiễm trùng và một số bệnh nhân sẽ gây ra tăng phản ứng đường thở. Điều này khiến tình trạng bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm là hen phế quản.

Ngoài ra, ông cũng nhắc nhở chúng ta nên tập trung và cẩn trọng hơn khi ăn uống để tránh nuốt phải dị vật. Nếu trường hợp đó xảy ra, tốt nhất là nên tới cơ sở y tế để kiểm tra sớm, điều trị nếu cần.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022