Ngày 30/9, thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết.

Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã. Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông, Thạch Thất, Đan Phượng, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thanh Xuân, Thường Tín, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Phúc Thọ.

sot-xuat-huyet-1727705705957511131180.jpg

Tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội.

Trong tuần ghi nhận 18 ổ dịch tại 8 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Hoàng Mai, Gia Lâm, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai; giảm 5 ổ dịch so với tuần trước (23 ổ dịch).

Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 183 ổ dịch, còn 34 ổ dịch đang hoạt động.

CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch.

  • phunhoachat20240928205403-1727543384846-17275433869431977661968-0-0-702-1123-crop-17275434527131239575788.jpg

    Đắk Lắk ghi nhận trường hợp thứ 2 tử vong vì sốt xuất huyết

Đánh giá về tình tình dịch sốt xuất huyết, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định, sau bão lũ, các dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước mưa,… là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển. Do đó nguy cơ sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.

Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể bùng phát dịch sốt xuất huyết hiện nay là do đây đang là thời kỳ cao điểm của dịch sốt xuất huyết diễn ra hàng năm.

Chuyên gia khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết như: Loại bỏ các dụng cụ phế thải sau bão lụt, vệ sinh và xử lý các bể chứa, dụng cụ chứa nước trong nhà, đẩy mạnh các biện pháp diệt lăng quăng, bọ gậy...; che kín các dụng cụ chứa nước và thay mới thường xuyên để tránh muỗi sinh sôi; ngủ màn vào ban ngày để tránh muỗi đốt…

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022