Mới đây, HK01 đưa tin, một phụ nữ Đài Loan ở tuổi trung niên bị huyết áp cao. Cô có thói quenăn đồ để qua đêm, hâm đi hâm lại thức ăn nhiều lần. Cô không chỉ bị béo phì mà còn bị tiêu chảy ra máu, sau đó được xác nhận mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn II.

Bác sĩ chuyên khoa thận người Đài Loan, Hong Yongxiang, chia sẻ trên một chương trình truyền hình, một bệnh nhân nữ béo phì mắc 3 bệnh lý về đường huyết (tăng đường huyết, huyết áp cao và tăng lipid máu) đã phải nấu rất nhiều thức ăn vì phải chăm sóc 3 đứa con nhỏ.
Ăn uống kiểu này, bác sĩ cảnh báo dễ có nguy cơ ung thư ruột, đáng tiếc nhiều người lại nghĩ có thể giúp giảm cân
Để tránh lãng phí và tiết kiệm tiền, cô không nỡ vứt bỏ đồ ăn thừa nên thường hâm nóng lại trước khi ăn. Bác sĩ khuyên cô nên thay đổi thói quen này. Mặc dù vậy nhưng 3 tháng sau, cô vẫn bị đi ngoài ra máu. Sau khi nội soi đại tràng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại tràng giai đoạn II, được tiến hành phẫu thuật và hồi phục tốt sau ca mổ.
Rau bina, cần tây và rau cải xanh baby ăn còn thừa không nên để tủ lạnh vì sản sinh chất gây ung thư chỉ sau 8 giờ!
Nữ bệnh nhân cho rằng, hâm nóng rau qua đêm trước khi ăn sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, BS Hong nhắc nhở, nitrat trong rau bina, cần tây, rau cải xanh baby... sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành nitrit. Nếu các loại rau trên ăn còn thừa, ngay cả khi để trong tủ lạnh, nồng độ nitrit trong chúng vẫn sẽ tăng vọt sau 8 giờ.

Nếu dùng chung với thực phẩm giàu axit amin sẽ sản sinh ra nitrosamine, về lâu dài có thể gây ung thư dạ dày, ung thư thực quản và ung thư đại tràng. BS Hong cũng nhắc nhở, việc thường xuyên ăn đồ để qua đêm có thể gây tổn thương tim và thận.
Đun sôi nước dùng lẩu trong 30 phút sẽ làm tăng nồng độ nitrit, khuyến cáo không nên hâm nóng lại nhiều lần
Sau khi nấu canh lẩu (lẩu hải sản, lẩu rong biển...) trong vòng 30 phút, nồng độ nitrit trong canh cũng rất cao. Khi ăn nhiều thực phẩm giàu protein, sự hình thành nitrosamine sẽ gây hại cho sức khỏe.
Do đó không nên hâm lại nước lẩu nhiều lần để tránh tình trạng nitrit liên tục bị cô đặc.
Nitrat trong rau không độc hại, nhưng chất chuyển hóa của chúng, nitrit, có thể gây ngộ độc
Cục An toàn Thực phẩm đã chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây, nitrat và nitrit tồn tại tự nhiên trong môi trường và là chất dinh dưỡng quan trọng cho thực vật. Chúng có thể được sử dụng làm phân bón và cũng được thêm vào một số loại thực phẩm như chất bảo quản.
Rau cũng chứa nitrat. Bản thân nitrat không độc hại, nhưng việc xử lý và bảo quản không đúng cách có thể khiến rau bị nhiễm vi khuẩn, chuyển hóa nitrat không độc hại thành nitrit độc hại.

Cơ thể con người cũng có thể chuyển hóa nitrat thành nitrit. Khi nitrit tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó có thể gây ra bệnh methemoglobin huyết, các triệu chứng bao gồm da và môi tím tái, trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ngạt thở. Nếu nitrit phản ứng với amin trong dạ dày, nó có thể tạo thành nitrosamine gây ung thư.
Ngoài ra, khi ăn rau cần lưu ý một số khuyến cáo quan trọng khác
- Nếu rau không được nấu ngay, cần phải cho vào tủ lạnh.
- Rau nên được nấu chín càng sớm càng tốt sau khi thái nhỏ.
- Rửa sạch và gọt vỏ rau củ trước khi nấu.
- Chần rau có hàm lượng nitrat cao trong nước từ 1 đến 3 phút và đổ bỏ nước trước khi ăn.
4 loại rau thường ăn không chứa nitrit sau khi nấu qua đêm
Nghiên cứu mới cho thấy, 4 loại rau này nếu ăn còn thừa thì tốt nhất không để qua đêm, ăn vào những lần sau:
- Rau dền.
- Cải thảo.
- Rau diếp.
- Bí xanh.
(Ảnh minh họa)
(Nguồn: HK01, Health)