ha-duong-huyet-17454831311501327927078-0-35-576-957-crop-1745483134689570238837.jpgNgười bệnh tiểu đường bị hạ đường huyết nguy hiểm thế nào?

GĐXH - Hạ đường huyết có thể xảy ra với tất cả mọi người, tuy nhiên với người bệnh tiểu đường, do có sự rối loạn trong chuyển hóa đường huyết, nên tình trạng này cũng phổ biến hơn.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu trước bữa ăn và sau ăn khoảng 1-2 giờ. Bạn nên ghi chú lại thời gian và chỉ số đường huyết, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết như khẩu phần, lượng chất bột đường.

duong-huyet-tang-cao-sau-san-17456425467461434563184.jpg

Ảnh minh họa

Thông thường, lượng đường trong máu bắt đầu tăng 10-15 phút sau bữa ăn và đạt đỉnh điểm sau một giờ, Để ổn định đường huyết, ADA khuyên người bệnh tiểu đường nên giữ mức đường huyết trước bữa ăn 80-130 mg/dL và mức của bạn từ 1-2 giờ sau bữa ăn dưới 180 mg/dl. Đường huyết thường được coi là cao nếu nó hơn 130 mg/dL trước bữa ăn hoặc hơn 180 mg/dL hai giờ sau ăn.

Dấu hiệu đường huyết cao sau ăn, người bệnh tiểu đường cần cảnh giác

Mệt mỏi sau bữa ăn

Người có đường huyết cao thường cảm thấy mệt mỏi dù đã ăn đủ, điều này chủ yếu là do cơ thể họ không nạp được glucose, dẫn đến không đủ năng lượng. Theo thống kê, mệt mỏi là triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, 2/3 bệnh nhân tiểu đường có triệu chứng mệt mỏi.

Buồn ngủ sau khi ăn no

Theo các chuyên gia y tế, nhiều bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng buồn ngủ sau khi ăn và có dấu hiệu buồn ngủ vào ban ngày cao gấp đôi người bình thường.

Giải thích về điều đó, chuyên gia y tế cho rằng sau ăn, các thụ thể insulin trong tế bào ngừng nhận insulin và lượng glucose dư thừa sẽ tích tụ trong máu. Ngoài ra, tuyến tụy còn cố gắng sản xuất nhiều insulin hơn, nếu cứ tiếp tục vòng luẩn quẩn, các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động quá tải, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ.

met-moi-sau-an-17456426216282074210981.jpg

Ảnh minh họa

Nhanh cảm thấy đói

Một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là ăn nhiều nhưng rất nhanh sau đó chân tay bủn rủn, cảm thấy đói. Lý do dẫn đến tình trạng này là người tiểu đường không thể hấp thụ hết lượng đường mà mình tiêu thụ, tế bào không sử dụng được glucose để sinh năng lượng... dẫn đến tình trạng bủn rủn, thèm ăn, đói.

Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khát liên tục dù vừa uống nước. Khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

Đi vệ sinh nhiều sau ăn

Khi đường huyết tăng, thận sẽ cố gắng đào thải lượng đường dư thừa qua nước tiểu để bảo vệ cơ thể, điều này dẫn đến việc lượng nước tiểu tăng lên đáng kể. Vì vậy, khi một người thường xuyên đi vệ sinh sau bữa ăn, họ cũng nên chú ý xem lượng đường trong máu của mình có tăng đột biến hay không.

Khi một người thường xuyên đi vệ sinh sau bữa ăn, họ cũng nên chú ý xem lượng đường trong máu của mình có tăng đột biến hay không.

nguoi-benh-tieu-duong-an-com-gao-lut-174521028547325082808-60-0-356-474-crop-1745210289878144173445.jpgNgười bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

do-duong-huyet-o-nguoi-benh-tieu-duong-17450599955731088846599-0-0-496-794-crop-17450603013701927032238.jpgNgười bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

duong-huyet-tang-cao-vao-ban-dem-o-nguoi-benh-tieu-duong5-17447132173371206157256-0-9-314-511-crop-1744713295531368109454.jpgDấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022