Gần đây, cộng đồng mạng và các phương tiện truyền thông không khỏi xôn xao khi biết tin đạo diễn Quang Dũng, 47 tuổi, bị nhồi máu cơ tim. Đây là một trong những căn bệnh không còn xa lạ nhưng lại đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là ở người trẻ.

Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng có sức khỏe khá ổn, bỗng bất ngờ bị nhồi máu cơ tim tấn công, khiến nhiều người phải giật mình. Sự việc này không chỉ gây sốc với những ai yêu mến ông mà còn cảnh báo đến tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ về mức độ nguy hiểm của nhồi máu cơ tim.

a1-17454862317022068273732-1745493523179-17454935237141788894421-1745510754086-17455107541701340128182.jpg

Theo chia sẻ, đạo diễn Quang Dũng phải nhập viện vào giữa tháng 3 gấp vì bị tức ngực liên tục. Đó là cơn nhồi máu cơ tim cấp cực kỳ nguy hiểm. May mắn cho Quang Dũng, anh đến viện đúng lúc, can thiệp trong "giờ vàng" nên hiện tại sức khỏe đã ổn định hơn.

  • nhoi-mau-co-tim-16043187-1745409650251-17454096503101681978155-0-0-450-720-crop-1745409715976771826181.jpg

    Nhồi máu cơ tim cấp 'tấn công' người trẻ

Trước đó, showbiz Việt cũng từng ghi nhận nhiều người còn trẻ đã bị nhồi máu cơ tim, có người không qua khỏi. Trong đó không thể không kể đến người mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44 do bệnh nhồi máu cơ tim, vào tháng 5 năm ngoái, khiến cộng đồng mạng vô cùng đau xót. NSƯT Quang Lý qua đời ở tuổi 55, nghệ sĩ Chiêu Linh cũng ra đi ở tuổi 55, ca sĩ Hà Lan Phương đột ngột qua đời vì bị nhồi máu cơ tim và tắc nghẽn động mạch ở tuổi 48... Nhiều năm trở lại đây, sự ra đi đột ngột vì nhồi máu cơ tim của dàn nghệ sĩ ở tuổi còn rất trẻ gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến mọi người, nhất là người trẻ trong cuộc sống hiện đại.

Nhồi máu cơ tim là gì?

Nhồi máu cơ tim (hay còn gọi là cơn đau tim) là tình trạng máu không thể lưu thông đến cơ tim một cách bình thường, khiến cho một phần cơ tim bị thiếu máu và oxy, dẫn đến sự hoại tử (chết tế bào cơ tim). Nguyên nhân chủ yếu của nhồi máu cơ tim là do các mảng xơ vữa động mạch tích tụ, làm hẹp lòng mạch máu, cản trở dòng máu chảy đến tim.

Khi xảy ra nhồi máu cơ tim, một phần cơ tim không nhận đủ oxy và dưỡng chất, gây ra các cơn đau thắt ngực, khó thở. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

a2-1745486244758195241272-1745493525052-17454935251551135521675-1745510754719-17455107548741309846235.jpg

Vì sao ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh nhồi máu cơ tim?

Tỷ lệ người trẻ mắc bệnh nhồi máu cơ tim đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Đây là một tín hiệu đáng lo ngại, bởi nhồi máu cơ tim thường được coi là bệnh của người cao tuổi. Người trẻ thường có tâm lý mình còn trẻ khỏe, không thể nào bị bệnh tim mạch dẫn đến nguy cơ phát hiện muộn, điều trị muộn, tử vong đáng tiếc.

Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim ở người trẻ bao gồm:

- Lối sống ít vận động: Việc ngồi lâu trước màn hình máy tính, thiếu các hoạt động thể chất, đã làm gia tăng tỷ lệ béo phì và các bệnh lý tim mạch ở giới trẻ.

- Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Thực phẩm nhanh, thức ăn chế biến sẵn, nhiều chất béo và muối đang là sự lựa chọn hàng ngày của nhiều bạn trẻ. Điều này làm tăng lượng cholesterol trong máu và gây tắc nghẽn mạch máu.

- Áp lực công việc và căng thẳng tinh thần: Cuộc sống hiện đại với nhịp độ nhanh chóng và áp lực công việc lớn khiến nhiều người trẻ rơi vào tình trạng căng thẳng liên tục, có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

- Hút thuốc và sử dụng rượu bia: Việc lạm dụng thuốc lá, rượu bia ở lứa tuổi trẻ không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

a4-1745486244804748345552-1745493525753-1745493525838198986844-1745510755504-17455107556242069982519.jpg

Nhồi máu cơ tim thường có những triệu chứng nào cảnh báo?

Các triệu chứng của nhồi máu cơ tim có thể khác nhau tùy vào từng người, nhưng một số dấu hiệu phổ biến bao gồm:

- Đau ngực: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, đau có thể lan ra cánh tay trái, vai, hàm hoặc lưng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng bị đau ngực dữ dội kiểu "bóp nghẹt" như mô tả điển hình. Cơn đau có thể chỉ là cảm giác tức nhẹ, nặng ngực, cảm giác nóng rát, đau âm ỉ vùng thượng vị, dễ nhầm với đau dạ dày. Nhiều người thì đau ở những vị trí khác ngoài ngực như đau lan lên cổ, hàm, vai trái, lưng hoặc cánh tay trái nhưng không đau ngực, dễ bị chẩn đoán nhầm thành thoái hóa cột sống, đau vai gáy.

- Khó thở: Người bệnh có thể cảm thấy hụt hơi hoặc khó thở ngay cả khi không vận động. Nhiều người dễ nhầm triệu chứng này là của bệnh hen suyễn, viêm phổi, hoặc lo âu, dẫn đến chủ quan.

- Mệt mỏi và buồn nôn: Cảm giác mệt mỏi, yếu ớt hoặc buồn nôn có thể xuất hiện.

Đặc biệt ở phụ nữ và người lớn tuổi, nhồi máu cơ tim có thể biểu hiện buồn nôn, ói mửa, đầy hơi, khó tiêu kéo dài, rất dễ nhầm lẫn với bệnh đường tiêu hóa. Không ai nghĩ mình phải đi khám tim mạch lúc này.

- Chóng mặt và vã mồ hôi: Một số người có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng hoặc đổ mồ hôi lạnh. Triệu chứng này cũng dễ bị bỏ qua vì tưởng là tụt huyết áp, thiếu ngủ hay hạ đường huyết.

a3-17454862447811653049866-1745493526339-17454935264252020920929-1745510756266-1745510761444885693852.jpg

Phòng ngừa nhồi máu cơ tim thế nào?

Theo các chuyên gia, để phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim cũng như các bệnh tim mạch khác, hướng tới cuộc sống khỏe mạnh bạn cần:

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thức ăn nhiều mỡ, đường, muối, thay vào đó ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu omega-3.

- Tập thể dục đều đặn: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn duy trì trọng lượng cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu và giảm stress.

- Kiểm soát căng thẳng: Học cách thư giãn, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh áp lực quá mức lên cơ thể.

- Không hút thuốc, hạn chế rượu bia: Hút thuốc và sử dụng rượu bia là những yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh tim mạch. Bạn nên từ bỏ hoặc giảm thiểu thói quen này.

- Theo dõi sức khỏe định kỳ: Kiểm tra huyết áp, cholesterol và đường huyết thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

(Ảnh minh họa: Internet)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022