Ngày 10-7, tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa liên tiếp ghi nhận 2 trường hợp nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" - bệnh Whitmore.

base64-1752116670180914884825-1752122007000-17521220071721479783669.jpeg

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang điều trị cho 2 bệnh nhân nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người"

Trường hợp đầu tiên là ông B.I.C. (SN 1970, ngụ thôn Hiệp Đoàn, xã Ea M'Đroh, tỉnh Đắk Lắk). Theo bệnh nhân, ngày 11-6, ông sốt cao liên tục, khó thở kèm ho có đờm.

Từ ngày 18 đến ngày 23-6, bệnh nhân đi khám, điều trị tại Trung tâm Y tế Buôn Đôn với chẩn đoán suy hô hấp cấp/viêm phổi nặng/đái tháo đường type 2/tổn thương thận cấp.

Ngày 23-6, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán viêm phổi nặng/đái tháo đường type 2/tăng huyết áp.

Đến ngày 2-7, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

  • img3886-17520751376971016058213-0-0-456-730-crop-17520751620101961351883.jpeg

    Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền mua 5 loại thực phẩm này về ăn: 50 tuổi da vẫn đẹp nhờ tăng cường collagen

Bệnh nhân thứ 2 là ông D.L.M. (SN 1960, ngụ thôn Quảng Đông, xã Hòa Sơn, tỉnh Đắk Lắk).

Ngày 14-6, bệnh nhân có triệu chứng sốt, tiểu buốt. Ngày 24-6, bệnh nhân đi khám, nhập Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên với chẩn đoán bí tiểu do phì đại tiền liệt tuyến/tăng huyết áp.

Ngày 30-6, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Bác sĩ H'Nuen Hđớk, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, cho biết sau khi tiếp nhận 2 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore, bệnh viện đã tiến hành điều trị cho các bệnh nhân theo phác đồ của Bộ Y tế. Hiện tại, sức khỏe 2 bệnh nhân đều ổn định.

Chặn "vi khuẩn ăn thịt người" lây lan

Ông Hoàng Nguyên Duy, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, ngay sau khi ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh Whitmore, đơn vị đã có văn bản đề nghị các đơn vị triển khai nhanh các biện pháp phòng, chống bệnh.

Trong đó, yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn triển khai công tác tập huấn, phổ biến hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore tới toàn thể nhân viên y tế.

Do bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng và khó chẩn đoán nên khi có ca bệnh nghi ngờ, các cơ sở y tế cần tổ chức hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa, liên viện để kịp thời chẩn đoán và chỉ định xét nghiệm cho phù hợp. 

Đối với các Trung tâm Y tế, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai xử lý triệt để, hạn chế lây lan trong cộng đồng, nhất là tại các vùng nguy cơ cao, đã có bệnh nhân mắc bệnh Whitmore…

Nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người" có nguy hiểm?

Bệnh Whitmore, còn gọi là nhiễm "vi khuẩn ăn thịt người". Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỉ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Đặc biệt, bệnh rất dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn khác, dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore phải được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, quá trình điều trị kéo dài (thường từ 3 đến 6 tháng) mới đảm bảo bệnh không tái phát.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022