1. Củ nghệ giúp bảo vệ tế bào thần kinh

Curcumin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm mạnh, rất quan trọng để bảo vệ não khỏi stress oxy hóa và viêm.

Stress oxy hóa và viêm có liên quan đến các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson. Khả năng trung hòa các gốc tự do và giảm viêm của curcumin có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương.

+ Tăng cường chức năng nhận thức: Các nghiên cứu cho thấy curcumin có thể hỗ trợ chức năng nhận thức và trí nhớ. Bằng cách thúc đẩy quá trình hình thành tế bào thần kinh mới và tăng một loại protein liên quan đến sự phát triển, tồn tại của tế bào thần kinh, curcumin có thể tăng cường khả năng học tập, duy trì trí nhớ và chức năng nhận thức nói chung. Những tác dụng này có thể đặc biệt có lợi cho người lớn tuổi hoặc những người có nguy cơ suy giảm nhận thức.

+ Cải thiện lưu lượng máu não: Curcumin có tác dụng tăng cường lưu lượng máu não, điều này rất cần thiết để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các tế bào não. Bằng cách thúc đẩy giãn mạch và giảm viêm mạch máu, curcumin có thể cải thiện lưu thông máu trong não, tăng cường chức năng nhận thức và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch máu não.

+ Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer được đặc trưng bởi sự tích tụ các mảng bám beta-amyloid và các đám rối protein tau trong não, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh và suy giảm nhận thức.

Curcumin đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự hình thành và tích tụ các dấu hiệu bệnh lý này. Ngoài ra, đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của curcumin có thể giúp giảm tình trạng viêm thần kinh và stress oxy hóa, đây là những yếu tố chính góp phần gây ra bệnh Alzheimer.

photo-1725371907449-17253719077591655117429-1725527792214-17255277923562075088255.jpeg

Curcumin có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi bị tổn thương.

2. Củ nghệ tốt cho sức khỏe tâm thần

Trong hành trình tìm kiếm giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, vai trò của dinh dưỡng và các chất bổ sung tự nhiên đối với sức khỏe tâm thần, đã thu hút được sự chú ý đáng kể của các nhà khoa học.

Các chất dẫn truyền thần kinh là các chất truyền tin hóa học đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, lo lắng và các khía cạnh khác của sức khỏe tâm thần. Curcumin đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến mức độ và hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh này.

Ví dụ, stress oxy hóa xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến tổn thương tế bào.

Não, với mức tiêu thụ oxy cao và môi trường giàu lipid, đặc biệt dễ bị tổn thương do oxy hóa. Curcumin giúp trung hòa các gốc tự do và thúc đẩy hoạt động của các enzyme chống oxy hóa của cơ thể, mang lại tác dụng bảo vệ chống lại stress oxy hóa.

Viêm mạn tính cũng liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần, bao gồm cả trầm cảm. Curcumin ức chế sản xuất cytokine tiền viêm và ức chế các con đường truyền tín hiệu viêm, có khả năng làm giảm tình trạng viêm trong não. Bằng cách làm giảm tình trạng viêm, curcumin có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu, thường trầm trọng hơn do các quá trình viêm.

Bên cạnh đó, serotonin và dopamine là những chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng. Nồng độ thấp của những chất dẫn truyền thần kinh này có liên quan đến chứng trầm cảm và lo âu. Curcumin giúp tăng cường nồng độ serotonin và dopamine, có thể giúp cải thiện tâm trạng, làm giảm các triệu chứng của chứng trầm cảm và lo âu.

photo-1725371908559-17253719103131535564839-1725527792895-17255277930931184822581.jpeg

Curcumin có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm và lo âu,

Mức độ giảm của yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não (BDNF), một loại protein hỗ trợ sự sống còn, tăng trưởng và duy trì các tế bào thần kinh, có liên quan đến chứng trầm cảm và suy giảm nhận thức.

Curcumin làm tăng mức độ BDNF, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào thần kinh (sự hình thành các tế bào thần kinh mới) và tính dẻo của khớp thần kinh… rất cần thiết cho việc học tập, trí nhớ và điều chỉnh tâm trạng.

Nghệ có thể được chế biến và sản xuất dưới nhiều dạng khác nhau như: Nghệ tươi, nghệ khô (bột nghệ), viên nang, trà nghệ, tinh dầu… Những dạng khác nhau này giúp bạn dễ dàng kết hợp nghệ vào thói quen hàng ngày để thưởng thức ẩm thực cũng như bổ sung giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022