Trả lời:

Có hai dạng đột quỵ, gồm đột quỵ do thiếu máu cục bộ và do xuất huyết não. Đối với đột quỵ thiếu máu não chủ yếu do xơ vữa mạch máu hoặc do huyết khối từ tim làm tắc nghẽn mạch máu não. Trường hợp xuất huyết não, nguyên nhân hàng đầu lại là tăng huyết áp và chấn thương sọ não làm vỡ mạch.

Ngoài ra, tuổi tác cao, có tiền sử người thân từng bị đột quỵ, hút thuốc lá, mất ngủ, ít vận động mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch... cũng là yếu tố gây bệnh.

Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc đột quỵ cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa, không có một câu trả lời chung cho tất cả mọi người. Tùy tình trạng bệnh, có người cần sử dụng ngay từ khi chưa bị, có người sử dụng sau khi đã bị, có người cần phải ngưng trong một thời gian ngắn do các vấn đề về sức khỏe khác, nhóm khác cần phải thay đổi loại thuốc hoặc tăng giảm liều thuốc.

Đối với các trường hợp có chỉ định, tức được bác sĩ kê đơn dựa trên bằng chứng khoa học điều chỉnh theo từng cá thể, việc sử dụng thuốc sẽ có tác dụng bảo vệ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng thuốc sẽ không thể đảm bảo 100% không bị tái phát.

Trường hợp chưa bị đột quỵ, bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe, hiểu rõ về loại uống định uống. Không nên tự ý mua thuốc không rõ tác dụng, nguồn gốc, dẫn đến mất tiền oan.

Cách tốt nhất để dự phòng đột quỵ là tập thể dục thể thao đều đặn, chế độ ăn nhiều rau củ quả, ăn nhạt và giảm tiêu thụ chất béo hay đồ ngọt. Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo như huyết áp, tiểu đường, rung nhĩ...

bs-hoa-ng-tie-n-tro-ng-nghi-a-8727-1366-1725432740.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wCu3PveWJOLSXrRIPUwrgg

Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa hiện là Trưởng Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 kiêm Tổng thư ký của Hội sinh lý thần kinh lâm sàng Việt Nam đang tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Chính Trần

Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng NghĩaTrưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022