1. Đông y có chữa được ung thư bàng quang không?

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt , niệu đạo…)… nên Đông y không chữa được. Tuy nhiên có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị và chăm sóc hướng đến mực tiêu nâng cao sức khỏe người bệnh, giảm đau, ngăn chặn xuất huyết ; đồng thời hỗ trợ điều trị tác dụng phụ trong ung thư.

2. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang

Với những trường hợp u bàng quang mới phát hiện lần đầu, phẫu thuật nội soi cắt u bàng quang vừa là phương pháp chẩn đoán (lấy mẫu u bàng quang làm giải phẫu bệnh, xem u là lành tính hay ác tính – ung thư bàng quang ), vừa là phương pháp điều trị (loại bỏ khối u).

Tùy vào giai đoạn sẽ có chỉ định điều trị khác nhau:

Ung thư bàng quang nông: (Ta-T1) cắt u nội soi kết hợp với bơm hóa. Sau mổ cắt u nội soi 10 đến 15 ngày, bơm hóa chất vào bàng quang tránh tái phát. Điều trị hóa chất và theo dõi tái phát là bắt buộc, dựa vào siêu âm, soi bàng quang, tìm tế bào ung thư trong nước tiểu. 2 năm đầu 3 tháng 1 lần, 2 năm sau 6 tháng 1 lần.

Ung thư bàng quang giai đoạn T2-T3 cắt bàng quang bán phần hay toàn bộ. Phẫu thuật chuyển dòng nước tiểu sau cắt bàng quang. Ung thư giai đoạn 4 kết hợp xạ trị và cắt bàng quang toàn bộ, đưa 2 niệu quản ra da.

ung-thu-bang-quang-2-17217244107741918567095-1721810330363-1721810330751812540277.jpg

Ung thư bàng quang là bệnh lý ác tính thường gặp ở cơ quan tiết niệu sinh dục.

Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là u bàng quang lành tính, việc điều trị hoàn thành và người bệnh được hướng dẫn theo dõi tái khám định kỳ.

Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là ung thư bàng quang nông, việc điều trị cần được tiếp tục sau mổ nội soi từ 2 đến 3 tuần bằng liệu pháp bơm hóa chất chống u tái phát vào trong bàng quang, mỗi tuần 1 lần, liên tiếp trong 6 đến 8 tuần.

Với các trường hợp kết quả giải phẫu bệnh là ung thư bàng quang xâm lấn cơ bàng quang, phương pháp điều trị tốt nhất là cắt toàn bộ bàng quang, tạo hình bàng quang mới bằng chính ruột non của người bệnh; có thể điều trị hỗ trợ trước hoặc sau mổ bằng truyền hóa chất toàn thân (nếu thể trạng bệnh nhân cho phép).

3. Ung thư bàng quang có chữa khỏi được không?

Ung thư bàng quang có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Giống như các bệnh ung thư khác, ung thư bàng quang cũng được chia thành nhiều giai đoạn. Tỷ lệ sống trong 5 năm của bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là 95%, xâm lấn cơ là 50%, di căn xa là 6%.

Tỷ lệ sống trung bình của bệnh nhân ung thư bàng quang không xâm lấn cơ là 10 năm với quá trình tiến triển tự nhiên với tái phát là không xâm lấn cơ hoặc xâm lấn cơ. Tỷ lệ tái phát của khối u không xâm lấn cơ là 60%- 70% các ca, khoảng 1/3 tiến triển đến giai đoạn cao hơn.

ung-thu-bang-quang-1-1721724594722451487596-1721810331191-1721810331330135100912.jpg

Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi.

4. Cách chăm sóc bệnh tại nhà

Sau phẫu thuật khoảng 7-12 ngày, người bệnh ung thư bàng quang được xuất viện. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ thời gian thay băng và lịch tái khám.

Ung thư bàng quang không chỉ gây ra nhiều thay đổi bất thường trong hoạt động tiểu tiện mà còn khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, cơ thể gầy sút. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần phải đặc biệt được chú trọng. Người bệnh cần có một thực đơn ăn uống hợp lý để nâng cao sức khỏe và có khả năng chống đỡ tốt hơn với bệnh tật.

Chế độ ăn tại nhà cần chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng, mỗi ngày 5-6 bữa. Vì người bệnh cần vận động nhiều vào ban ngày nên sắp xếp thực đơn buổi sáng có nhiều năng lượng hơn buổi tối. Cần tăng cường thể dục thể thao bằng các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, có khả năng ức chế sự phát triển của khối u vào trong thực đơn. Sử dụng nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo không có dư lượng chất bảo vệ thực vật hay hóa chất bảo quản độc hại.

Thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích vị giác của bệnh nhân, mang đến cảm giác ăn uống ngon miệng hơn cho người bệnh.

Người bệnh cần hạn chế đường vì đường sẽ làm cho tế bào ung thư phát triển nhanh và khó kiểm soát hơn.

Hạn chế cà phê hay socola vì chúng có thể sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn khiến tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng. Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, những món ăn cay nóng, mặn và nhiều dầu mỡ có thể khiến bàng quang bị kích thích.

Hạn chế rượu, bia, chất kích thích, đồ uống có ga, thuốc lá: Việc sử dụng bia, rượu, chất kích thích, đồ uống có ga, thuốc lá… đều là các tác nhân gây ra nhiều loại ung thư cho con người.

5. Những lưu ý quan trọng với bệnh ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang thường gặp ở nam giới tuổi trung niên và người già, thường là sau 40 tuổi. Ghi nhận cho thấy ung thư bàng quang gặp ở nam cao gấp 3 lần ở nữ. Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có vẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Ung thư biểu mô Urothelial có thể hình thành trong nhiều các tế bào ung thư trong bàng quang cũng như niêm mạc của thận, niệu quản và niệu đạo. Khi có ung thư nội mạc bất cứ phần nào của đường tiểu thì cũng có nguy cơ cao hơn có khối u khác.

Người viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu, sử dụng ống thông đường tiểu lâu dài… cũng có thể mắc ung thư bàng quang.

Hút thuốc là hoặc tiếp xúc gián tiếp với thuốc lá cũng có thể gây tổn thương niêm mạc bàng quang và tăng nguy cơ ung thư. Đây là yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với căn bệnh này bởi những người được chẩn đoán ung thư bàng quang thì hầu như đều sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá là yếu tố quan trọng nhất đối với ung thư bàng quang.

Khi người hút thuốc hít vào, các chất gây ung thư trong khói thuốc lá được hấp thụ từ phổi và đi vào máu. Từ máu, chúng được lọc qua thận và tập trung trong nước tiểu. Những hóa chất này trong nước tiểu có thể gây tổn hại các tế bào lót bên trong của bàng quang làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Những người phải làm trong môi trường có hóa chất độc hại: Những đối tượng phải tiếp xúc các loại hóa chất trong công nghiệp như in ấn, dệt may, cao su,… thì có nguy cơ bị ảnh hưởng và cần đi tầm soát ung thư bàng quang sớm, nhất là những người tiếp xúc với hóa chất và hút thuốc lá nhiều.

Những người dùng thuốc điều trị cao như thuốc điều trị tiểu đường . Một số loại thuốc có chứa axit Aristolochic sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.

Những người không uống đủ nước sẽ khiến cho việc đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể gặp khó khăn. Vì thế nguy cơ tiềm ẩn việc mắc ung thư bàng quang là rất cao.

6. Chi phí khám chữa bệnh ung thư bàng quang

Phí khám theo yêu cầu là 200.000 đồng, và chi phí xét nghiệm sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ chẩn đoán và đưa ra yêu cầu làm xét nghiệm. Chi phí trọn gói tầm soát ung thư bàng quang dao động từ 1.250.000 - 3.000.000 đồng.

Tương tự, việc điều trị ung thư bàng quang cũng phụ thuộc vào từng cá nhân, tùy vào tình trạng người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện điều trị khác nhau. Ví dụ như: Cắt toàn bộ bàng quang là phẫu thuật điều trị ung thư bàng quang được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư bàng quang xâm lấn cơ (T2) và đủ các điều kiện để phẫu thuật. Phẫu thuật này bao gồm: Cắt toàn bộ bàng quang, tuyến tiền liệt, hai túi tinh, nạo vét hạch chậu bịt ở nam giới và cắt toàn bộ bàng quang, tử cung, 2 phần phụ, nạo vét hạch chậu bịt ở nữ giới. Đây là một phẫu thuật phức tạp nên chi phí cao hơn nếu điều trị ung thư bàng quang ở giai đoạn 1.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022