Vì sao khi ăn no lại có cảm giác buồn ngủ?

Câu “căng da bụng chùng da mắt” thật ra cũng không sai, thậm chí còn có cơ sở khoa học. Theo bác sĩ Mã Nhạc Thanh thuộc khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung tâm Hàng không Vũ trụ (Trung Quốc), có 2 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn là: lưu lượng máu và sự thay đổi hormone.

cam-giac-buon-ngu-sau-khi-an-1416-1725406649229-17254066498512100880824.jpg

Ảnh minh họa.

Với lưu lượng máu, khi ăn no, máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Từ đó dẫn đến lượng máu lên não giảm, gây buồn ngủ, mệt mỏi. Buồn ngủ sau khi ăn xong hoặc buồn ngủ do thực phẩm cũng đồng thời được tạo ra bởi tác động của 3 loại hormone này:

- Cholecystokinin trong ruột non. Nó ra tín hiệu no cho cơ thể và kích hoạt vùng não chịu trách nhiệm điều hành giấc ngủ, khiến con người cảm thấy buồn ngủ. Hormone này nhạy cảm hơn với đồ ăn nhiều chất béo.

  • capture-17242566218892044344171-26-0-445-670-crop-17242575984871208239002.png

    Người đàn ông bị suy thận sau khi ăn đồ thừa để qua đêm, bác sĩ cảnh báo 7 món tuyệt đối không để lâu vì dễ gây độc

- Orexin (còn gọi là hypocretin) do vùng dưới đồi tiết ra. Nó tham gia vào điều chỉnh việc ăn uống, giấc ngủ và chức năng hệ thần kinh tự trị, cân bằng đường huyết. Orexin giảm dần khi lượng thức ăn tăng lên và khi nồng độ hormone này thấp cơ thể sẽ thấy buồn ngủ.

- Insulin là hormone tuyến tụy. Nó giúp điều chỉnh lượng đường và tryptophan xâm nhập vào não. Khi đường huyết tăng cơ thể sẽ mệt mỏi, phát tín hiệu muốn nghỉ ngơi. Đồng thời, khi ăn no tryptophan tăng lên, xâm nhập vào não và kích hoạt hình thành melatonin - hormone gây buồn ngủ.

4 bệnh nguy hiểm ẩn sau tình trạng buồn ngủ ngay sau khi ăn

Tuy nhiên, bác sĩ Mã cũng lưu ý rằng hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn thường không quá thường xuyên hay nghiêm trọng. Nó chỉ xuất hiện khi bạn ăn no quá mức, ăn quá nhiều các món giàu tinh bột, chất béo hay đồ ngọt hoặc cơ thể vốn đang mệt mỏi, thiếu chất, thiếu ngủ.

Còn nếu lúc nào ăn xong cũng cảm thấy buồn ngủ, nhất là cơn buồn ngủ tới nhanh và cảm thấy khó chống đỡ thì hãy cẩn trọng với 4 căn bệnh sau đây:

Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường tiết insulin không đủ, dễ dẫn đến lượng đường trong máu “mất kiểm soát” sau khi ăn. Từ đó khiến họ dễ cảm thấy buồn ngủ, buồn ngủ nhanh và khó chống đỡ hơn người bình thường.

Suy giáp

suy-giap-1409-1725406650342-17254066505092013138829.jpg

Bệnh lý suy giáp làm giảm khả năng sản xuất hormone của cơ thể. Ví dụ như có quá ít hormone tuyến giáp làm ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong não và dễ gây chán nản, mệt mỏi, buồn ngủ, trí nhớ kém, phản ứng chậm. Nhất là vào thời điểm ăn no, hormone tuyến giáp để đáp ứng nhu cầu trao đổi, hoạt động của cơ thể trong khi hoạt động tiêu hóa cần nhiều năng lượng nên sẽ muốn nghỉ ngơi.

Bệnh tim

Nếu lượng máu cung cấp không đủ sẽ dẫn đến thiếu oxy lên não và giảm hoạt động của hệ thần kinh dẫn đến không thể tỉnh táo. Các triệu chứng buồn ngủ thường xuyên cũng có thể là vấn đề với chức năng tâm thu của tim. Trong khi đó, khi ăn no thì máu sẽ dồn xuống thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày và thiếu máu đến các cơ quan khác. Bao gồm cả tim hãy não.

benh-tim-1414-1725406650904-17254066510782024413342.jpg

Bệnh tim, suy giáp, tiểu đường... có thể gây tình trạng buồn ngủ ngay sau khi ăn xong

Huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp vốn dễ mệt mỏi, buồn ngủ. Sau khi ăn no hormone thay đổi, dẫn tới rối loạn chức năng trong hệ thần kinh khiến các cơ bị co thắt nên sẽ khó chống đỡ cơn buồn ngủ. Hạ huyết áp sau bữa ăn còn là căn bệnh đặc trưng của người cao tuổi và có thể kèm theo chóng mặt.

Nói chung, nếu bạn thường xuyên buồn ngủ sau khi ăn hay buồn ngủ không lý do, nghiêm trọng trong ngày thì nên đi thăm khám sớm!

Nguồn và ảnh: QQ, Sleep Foundation

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022