Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc, số ca nhập viện bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Hiện nay, Bộ Y tế đã ban hành các hướng dẫn giám sát, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh sởi trong đó có việc bổ sung vitamin A cho việc điều trị hỗ trợ các bệnh liên quan đến mắt, suy dinh dưỡng là cần thiết.

vitamin-a-2-17254462455702107746958.jpg

1. Vitamin A là gì và tại sao lại quan trọng?

Vitamin A (3 - Dehydroretinol) là một vitamin tan trong dầu, có trong rất nhiều thực phẩm như trái cây, rau xanh, trứng, sữa nguyên kem, bơ, thịt...

Vitamin A có vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, đặc biệt là:

- Sức khỏe mắt: Giúp duy trì thị lực tốt, ngăn ngừa khô mắt, quáng gà và các bệnh về mắt khác.

- Hệ miễn dịch: Tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng.

- Sức khỏe da: Giúp da khỏe mạnh, mịn màng.

- Phát triển tế bào: Đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tế bào da và niêm mạc.

- Chức năng sinh sản: Cần thiết cho quá trình sinh sản ở cả nam và nữ.

- Thiếu vitamin A gây ra nhiều vấn đề như: Quáng gà; Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn; Da khô; Vấn đề về sinh sản; Chậm phát triển ở trẻ em...

2. Các dạng chính của vitamin A

Vitamin A có 2 dạng chính là: Vitamin A thành hình và tiền chất vitamin A.

- Vitamin A thành hình: Là dạng hoạt động của vitamin A (cơ thể có thể sử dụng ngay mà không cần biến đổi), bao gồm các chất retinol, retinal và retinoic acid. Vitamin A thành hình có nhiều trong các sản phẩm động vật, như gan, trứng, sữa...

- Tiền chất vitamin A: Là các carotenoid (nhóm các chất hóa học có màu vàng hoặc màu cam được tìm thấy trong thực vật. Một số trong đó qua quá trình chuyển hóa trong cơ thể con người tạo ra dạng hoạt động của vitamin A) bao gồm alpha - carotene, beta - carotene và beta - cryptoxanthin. Tiền chất vitamin A có trong thực vật, như cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh đậm...

vitamin-a-4-1725446300786151718932.png

3. Khi nào cần bổ sung vitamin A?

Vitamin A có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, như:

- Thiếu vitamin A: Thiếu vitamin A gặp khá phổ biến và cách điều trị cũng như phòng tránh rất đơn giản, chỉ cần uống bổ sung vitamin A. Thiếu vitamin A có thể xảy ra trên những người suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bị bệnh u xơ nang,...

- Trẻ thiếu vitamin A mắc bệnh sởi: Uống viên bổ sung vitamin A dường như hạ thấp nguy cơ tử vong hoặc nguy cơ xảy ra biến chứng của bệnh sởi.

- Bạch sản niêm vùng miệng: Các nghiên cứu đã chỉ ra uống bổ sung vitamin A có thể giúp điều trị bạch sản niêm vùng miệng.

- Giảm tiêu chảy sau sinh đẻ: Bổ sung vitamin A trong khi mang thai và sau khi sinh nở ở thai phụ kém dinh dưỡng giúp hạn chế xảy ra tình trạng tiêu chảy sau sinh đẻ.

- Giảm tử vong trong thai sản: Thai phụ kém dinh dưỡng nếu uống bổ sung vitamin A trước và trong thai kỳ giúp giảm 40% tỷ lệ tử vong.

- Phòng tránh quáng gà trong thai sản: Thai phụ kém dinh dưỡng nếu uống bổ sung vitamin A sẽ giúp giảm 37% tỉ lệ mắc bệnh và càng hiệu quả hơn nếu uống bổ sung vitamin A cùng với nguyên tố vi lượng kẽm.

- Bệnh lý mắt ảnh hưởng tới võng mạc: Uống bổ sung vitamin A có thể làm chậm tiến triển của các bệnh về mắt có gây tổn hại tới võng mạc.

- Ung thư cổ tử cung: Các nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung liều cao vitamin A có khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên lợi ích này chỉ đạt được khi bổ sung cả hai dạng của vitamin A là retinol và carotene, nếu chỉ sử dụng đơn độc retinol thì sẽ không có tác dụng.

20220228103223892706uong-vitamin-a-cho-max-1800x1800-1725446344698212628342.jpg

4. Mức nhu cầu vitamin A là bao nhiêu?

Nhu cầu vitamin A khuyến nghị thay đổi theo độ tuổi:

- Từ 1 tới 3 tuổi: 1000 IU/ngày

- Từ 4 tới 8 tuổi: 1300 IU/ngày

- Từ 9 tới 13 tuổi: 2000 IU/ngày

- Nam giới 14 tuổi trở lên: 3000 IU/ngày

- Nữ giới 14 trở lên: 2300 IU/ngày

Giới hạn liều vitamin A bổ sung an toàn (tính theo retinol):

- Dưới 3 tuổi: không quá 2000 IU/ngày

- Từ 4 - 8 tuổi: không quá 3000 IU/ngày

- Từ 9 - 13 tuổi: không quá 6000 IU/ngày

- Từ 14 tới 18 tuổi (bao gồm cả trường hợp mang thai và cho con bú): không quá 9000 IU/ngày

- Từ 19 tuổi trở lên: không quá 10000 IU/ngày

vitamin-a-3-1725446321427841008685.jpg

5. Lưu ý khi bổ sung vitamin A

- Không tự ý bổ sung quá liều: Có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, rụng tóc, vàng da...

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung.

- Tương tác thuốc: Một số loại thuốc có thể tương tác với vitamin A.

6. Tác hại của việc bổ sung quá nhiều vitamin A

Nếu bổ sung quá nhiều vitamin A dẫn tới thừa vitamin A có thể gây ra nhiều tác hại như:

- Thay đổi về da: Vàng da, ngứa và tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

- Thay đổi thị lực: Ở trẻ nhỏ có thể gây nhìn đôi.

- Thay đổi ở móng: Móng giòn, dễ gãy.

- Tóc dễ gãy.

- Đau xương, yếu xương.

- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn

- Khó tăng cân

- Giảm vị giác

- Bệnh nha chu

- Dễ kích thích

- Mệt mỏi

- Thay đổi về tâm thần

20190629175553401985nguyennhangaynhimax1800x1800jpg2bb95bcb54-1725446363866282933278.jpg

Bổ sung quá nhiều vitamin A có thể làm thay đổi thị lực (ở trẻ nhỏ có thể gây nhìn đôi)

Một số tương tác thuốc khi sử dụng viên bổ sung vitamin A 

Viên bổ sung vitamin A có thể tương tác với một số thuốc đang sử dụng nên cần lưu ý:

Nếu đang sử dụng các thuốc có chứa retinoid thì không bổ sung thêm vitamin A, bởi có thể gây quá liều vitamin A.

Đang sử dụng một số kháng sinh: Một số kháng sinh thuộc nhóm cycline (demeclocycline, minocycline, tetracycline) nếu sử dụng cùng vitamin A liều rất cao có thể gây tăng áp lực nội sọ (với liều vitamin A thông thường sẽ không xảy ra hiện tượng này).

Gây tổn thương gan: Sử dụng vitamin A đơn độc liều cao có thể gây tổn thương gan, do đó không nên kết hợp với các thuốc cũng ảnh hưởng tới gan như acetaminophen, amiodarone, carbamazepine, isoniazid, methotrexate, methyldopa, fluconazole, itraconazole, erythromycin, phenytoin, lovastatin, pravastatin, simvastatin và nhiều thuốc khác.

Tăng tác dụng của thuốc khác: Vitamin A liều cao có thể làm tăng tác dụng của warfarin, làm tăng nguy cơ chảy máu.

(Tham khảo: BV Vinmec)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022