GĐXH - Một trong những sai lầm khiến người bệnh tiểu đường bị biến chứng nặng nề đó là nghĩ mình đã uống thuốc là đủ nên tự cho mình ăn uống theo sở thích.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bưu điện, vừa qua các bác sĩ đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi Đinh Quang H (13 tuổi ở Sơn La). Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau lưng dữ dội, hai chân tê bì, không thể tự di chuyển, vận động, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào người thân nên.
Trước đó, người bệnh có giúp bố mẹ thu dọn thóc đóng vào bao tải 40-50 kg, sau đó tự bê bao thóc lên xe bò để cất đi. Vài ngày sau xuất hiện đau lưng kèm tê chân trái nhiều. Triệu chứng đau đột ngột ở lưng ngày càng tăng. Người bệnh đã uống thuốc giảm đau, tự điều trị tại nhà không thấy đỡ nên được gia đình đưa đến bệnh viện gần nhà thăm khám.
Theo chẩn đoán của bác sĩ bệnh viện tuyến huyện, bệnh nhân là trường hợp hy hữu bị thoát vị đĩa đệm khá nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt. Trước tình hình đó, gia đình quyết định chuyển con đến Bệnh viện Bưu điện để tiện thăm khám, điều trị.
Bác sĩ Đàm Quang Trung – Đơn vị điều trị đau thuộc Khoa ngoại Tổng hợp cho biết: Sau khi đánh giá mức độ căng cứng vùng lưng của người bệnh để xác định nguyên nhân gây đau cũng như thực hiện các thử nghiệm về chức năng thần kinh để đánh giá mức độ thả lỏng, trương lực cơ, khả năng đi lại và khả năng cảm nhận kích thích của người bệnh.
Đồng thời căn cứ hình ảnh vùng tổn thương trên phim X-Quang, MRI cột sống thắt lưng, bác sĩ chẩn đoán người bệnh mắc đau lưng cấp do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Bệnh nhi chỉ cần điều trị đau cột sống thắt lưng bằng sóng cao tần mà chưa cần phẫu thuật.
Chỉ sau khoảng 1 giờ thực hiện tiểu phẫu, bệnh nhi Đ.Q.H đã có thể ngồi dậy, lưng không còn đau, chân đỡ tê và đi lại tốt.
Bác sĩ cho biết, việc điều trị đau bằng sóng cao tần không chỉ giúp người bệnh hết đau, hồi phục rất nhanh mà còn rút ngắn thời gian nằm viện, tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần cảnh giác
Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng đĩa đệm giữa các đốt sống bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, gây áp lực lên dây thần kinh xung quanh, chèn ép dây thần kinh, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì thậm chí khiến người bệnh không thể vận động được, bệnh thường xảy ra với những người ở độ tuổi từ 30-60 tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm phần lớn là do khi tuổi tác đã cao quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống mất nước, thoái hóa xơ cứng và dễ bị tổn thương.
Một nguyên nhân nữa đó là do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế dẫn đến tổn thương đĩa đệm và cột sống. Trường hợp bệnh nhi Đinh Quang H. là khá hy hữu và hiếm gặp vì tuổi còn nhỏ, mắc bệnh do mang vác đồ quá nặng.
Tỷ lệ người dân bị thoát vị đĩa đệm là rất lớn với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nặng, bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Để phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng thoát vị đĩa đệm chúng ta cần:
Ảnh minh họa
- Tập thể dục đều đặn là cách giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm khi còn trẻ.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.
- Ngồi làm việc giữ thẳng lưng, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.
- Không mang vác, nâng vật quá sức.
- Chế độ ăn uống khoa học bổ sung canxi, vitamin D Glucosamine và Chondroitin nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
- Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.
GĐXH - Người đàn ông được phát hiện đột quỵ sau trong lúc cấp cứu vì tai nạn giao thông từng có tiền sử bị mỡ máu cao, thường xuyên sử dụng rượu bia và thuốc lá.
GĐXH - Nguyên nhân khiến bệnh nhi 14 tuổi bị thiếu máu, thiếu sắt được xác định do chảy máu kéo dài từ một polip đại tràng trong gần một năm.
GĐXH - Người đàn ông phải nhập viện phẫu thuật thay khớp háng từng phát hiện bệnh hoại tử chỏm xương đùi trái nhiều tháng nay nhưng tự mua thuốc nam về uống khiến tình trạng ngày càng nặng lên.