Vào mùa đông, những món ăn ấm nóng, có thể ngồi quây quần bên nhau như lẩu được nhiều gia đình lựa chọn. Trang (Hà Đông, Hà Nội) kể, cứ cuối tuần mùa đông là gia đình cô nấu lẩu ăn. Không vì lý do gì, cũng không cần quá đông người, gia đình 4 người vẫn ăn lẩu vào mùa đông vì thời tiết quá đỗi phù hợp.
"Nhiều khi trong tuần mà nhà sẵn rau, nhà mình cũng hào hứng ăn lẩu luôn chứ không cần đợi cuối tuần", Trang kể.
Lẩu là món gia đình Trang mê nhất vào mùa đông. (Ảnh: TM)
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ăn lẩu vào mùa đông được nhiều người thích thú, dẫn đến ăn quá nhiều nhưng cái gì nhiều quá cũng không tốt. Lẩu cũng vậy. Việc ăn gì không quan trọng bằng ăn đúng cách và ăn lẩu mùa đông - chuyện quá đỗi quen thuộc nhưng nhiều người vẫn chưa làm đúng, tích tụ dần dẫn đến tổn hại sức khỏe đáng tiếc.
1. Ăn lẩu nóng thường xuyên có thể gây ung thư thực quản
Các nghiên cứu cho thấy, ung thư thực quản có liên quan chủ yếu đến thói quen ăn uống. Trong đó đáng nói nhất là ăn quá nhiều lẩu, thức ăn nóng trong thời gian dài.
Đu theo trào lưu "ăn sập chợ", nhiều người trẻ chưa được làm food reviewer đã nhận cái kết "mếu dở"
Việc ăn thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu quá nóng hoặc uống nước nóng sẽ làm tổn thương thực quản, bề mặt thực quản được bao phủ bởi lớp màng nhầy. Khi bạn liên tục ăn phải thực phẩm vượt quá mức an toàn về nhiệt độ, lớp màng nhầy thực quản sẽ bị bỏng nhẹ, nếu bỏng nhẹ một lần sẽ rất nhanh hồi phục.
Tuy nhiên, nếu thực quản bị "đốt cháy" liên tục, không được chữa lành, thời gian dài kích thích sẽ gây ra tổn thương ở niêm mạc. Từ tình trạng viêm, loét bề mặt sẽ tăng sản dị tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Ăn uống đồ nóng thực sự gây tác hại đáng sợ. Tạp chí Ung thư Lancet đã công bố một báo cáo từ Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, trong đó cảnh báo rõ ràng rằng dùng đồ nóng trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.
Trong trường hợp bình thường, thực quản có thể chịu được nhiệt độ cao từ 50°C đến 60°C. Nhưng khi miệng cảm thấy hơi nóng rát, nhiệt độ thực phẩm lúc này thực chất khoảng 70 độ, vượt xa khả năng chịu đựng của thực quản. Về lâu dài sẽ gây bệnh khó tránh.
Theo Webmd, ung thư thực quản là một khối u ác tính do tổn thương trên thực quản. Bệnh này tái phát chủ yếu ở độ tuổi ngoài 40. Khi ăn thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu quá nóng hoặc uống nước nóng, nó sẽ làm tổn thương thực quản, bề mặt thực quản, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Bởi vậy, chúng ta không nên ăn lẩu quá thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng chú ý thổi nguội rồi hãy ăn, tránh nguy cơ gây hại sức khỏe.
2. Ăn lẩu cay hại dạ dày, nóng trong - nóng ngoài
Ăn lẩu cay khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, gây viêm dạ dày, đau nóng rát dạ dày, xuất hiện hiện tượng nôn ói, trào ngược dịch vị.
Ăn lẩu cay cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, gây nóng rát vùng dạ dày, luôn cảm thấy nóng trong người. Ngoài ra, nếu chị em sợ mụn tấn công thì những món đồ cay có lẽ cần xếp sang một bên gọn ghẽ. Đồ cay nói chung sẽ gây kích ứng da, làm nóng da, da dễ bị nổi mụn.
Chuyên gia cho biết, để giữ ấm cơ thể, việc ăn lẩu cay hay đồ cay nói chung chỉ nên nhấn nhá cho thỏa vị giác chứ không nên lạm dụng. Không phải cứ đồ có tính cay nóng càng mạnh thì cơ thể càng được sưởi ấm. Điều này lạm dụng đôi khi còn phản tác dụng gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Mọi người chú ý không nên ăn cay khi bụng quá đói, nên ăn đồ cay khi đã nguội. Nếu mắc bệnh tim mạch, dạ dày, trĩ, viêm túi mật, sỏi mật, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, phụ nữ mang thai, mới sinh con thì không nên ăn lẩu cay. Khi trời chuyển lạnh sâu, bạn nên chú ý ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt giúp bổ gan, hỗ trợ đường tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tật do ăn lẩu cay.