Theo lời kể của ông Ôn (64 tuổi, sống tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc) cách đây 30 năm, trong một lần kiểm tra sức khỏe, ông đã phát hiện ra bản thân mắc bệnh viêm gan B. Lúc đó, bác sĩ đã khuyên ông nên điều trị bằng thuốc kháng virus. Tuy nhiên, vì chủ quan cho rằng "viêm gan B không nghiêm trọng, nhiều người cũng phải mắc phải" , ông Ôn đã bỏ qua lời khuyên của bác sĩ và không thực hiện bất kỳ biện pháp điều trị nào, cũng như không đi tái khám định kỳ.

Mọi chuyện chỉ vỡ lẽ khi ông Ôn đi khám sức khỏe khoảng 2 năm trước. Kết quả kiểm tra cho thấy ông bị "tổn thương dạng khối gan phải, xơ gan do viêm gan B" . Khối u gan của ông lúc này đã phát triển với kích thước lên đến 55x48cm, được các bác sĩ chẩn đoán là "ung thư gan nguyên phát giai đoạn sớm - giữa".

ung-thu-gan-1-1720777494312219365838-1720861777171-1720861777284550649698.png

Người đàn ông bị ung thư gan vì không chịu uống thuốc điều trị bệnh viêm gan B

Kể từ đây, ông Ôn bắt đầu hành trình chiến đấu với ung thư gan. Ông đã trải qua nhiều phương pháp điều trị khác nhau như phẫu thuật cắt bỏ khối u gan, xạ trị, đốt sóng cao tần và kết hợp thuốc nhằm nâng cao khả năng miễn dịch. May mắn thay, sau thời gian dài tích cực, khối u trong gan của ông Ôn đã tạm thời được kiểm soát.

Thạc sĩ, bác sĩ Lý Kiên - Trưởng khoa Ngoại tổng quát, cùng các bác sỹ Trưởng khoa Ngoại Gan mật, Trưởng khoa Ghép gan (Bệnh viện Đại học Trung Sơn số 5) cho biết, mặc dù khối u gan của ông tạm thời được kiểm soát nhưng xơ gan do viêm gan B lại là một rào cản khác đe dọa mạng sống của ông.

  • an-banh-bao-cap-dong-qua-3-ngay-bi-nhiem-aflatoxin2-17205175372091919488918-0-97-808-1390-crop-1720517681139336331961.jpg

    Không nên ăn bánh bao đông lạnh quá 3 ngày vì sản sinh chất gây ung thư Aflatoxin? Lời giải đáp của chuyên gia

Nhóm của bác sĩ Lý Kiên nhận định, trong bối cảnh y học hiện đại, ghép gan để điều trị ung thư gan đã có những bước tiến mới. Theo đó, các bệnh nhân ung thư gan đã được điều trị tích cực và khối u thuyên giảm liên tục trên 6 tháng, không có di căn mạch máu và di căn ngoài gan, nếu được chỉ định ghép gan thì khối u nguyên phát sẽ giảm đáng kể, thậm chí có thể kéo dài sự sống.

Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng, bác sĩ Lý Kiên và các cộng sự đã đăng ký thực hiện nghiên cứu về ghép gan cho bệnh nhân ung thư gan sau điều trị. Sau khi hội chẩn và cân nhắc lời nguyện cầu của bệnh nhân cùng gia đình, bác sĩ Lý Kiên đã quyết định phẫu thuật ghép gan cho ông Ôn. Ca phẫu thuật kéo dài 4 tiếng, không cần truyền máu và bệnh nhân đã hồi phục tốt, được xuất viện.

Theo thống kê, có tới 90% trường hợp ung thư gan có nguồn gốc từ viêm gan B mạn tính. "Gan là cơ quan có biểu hiện âm thầm, phần lớn người nhiễm virus viêm gan B hoặc ung thư gan giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc có triệu chứng nhưng không đặc hiệu. Khi xuất hiện các triệu chứng thư vàng da, chướng bụng,... thì bệnh thường đã chuyển sang giai đoạn giữa hoặc cuối. Do đó, khám sức khỏe định kỳ và điều trị kịp thời là rất quan trọng", bác sĩ Lý Kiên cho hay.

ung-thu-gan-2-1720777494318837939125-1720861777917-1720861778096227416692.png

Ông Ôn được xuất viện sau khi ghép gan

Bác sỹ Kiên cũng khuyến cáo, bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ 3-6 tháng/lần, tập trung theo dõi các chỉ số virus viêm gan, men gan, alpha-fetoprotein (AFP), siêu âm hoặc chụp CT ổ bụng, đo độ xơ hóa gan... "Điều trị viêm gan một cách tích cực, chủ động và khoa học, kiểm soát tốt virus viêm gan là cách phòng ngừa ung thư gan hiệu quả. Đặc biệt, bệnh nhân viêm gan B cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ khi sử dụng thuốc kháng virus, không được tự ý tăng giảm liều hoặc tự ý ngừng thuốc."

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng nhấn mạnh, bệnh nhân mắc bệnh gan cần tuyệt đối kiêng rượu bia, không thức khuya, có chế độ ăn uống khoa học, nên ăn nhạt, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chế độ biến sẵn, đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ăn hun khói, muối chua. Bởi, việc uống rượu bia, hút thuốc, thức khuya chỉ khiến gan bị tổn thương nặng nề hơn, bệnh tình tiến triển nhanh hơn.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cần được chú ý đi tầm soát ung thư gồm:

- Người bị nhiễm viêm gan B hoặc viêm gan C.

- Người nghiện rượu bia (bệnh gan do rượu).

- Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.

- Người thường xuyên sử dụng thực phẩm bị nhiễm độc aflatoxin.

- Người bị xơ gan do các nguyên nhân khác nhau.

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thư gan.

- Nam giới trên 40 tuổi có các yếu tố nguyên cơ trên có nguyên cơ bệnh cao hơn.

Theo QQ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022