Có nhiều mỡ bụng là điều dù giới tính hay lứa tuổi nào đều không mong muốn. Bởi vì ngoài ảnh hưởng xấu tới ngoại hình, lượng mỡ bụng tích tụ còn phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như tuổi thọ. Theo Zheng Wenbin tại Bệnh viện Đại học Y Liên minh Vũ Hán (Trung Quốc), béo bụng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh tim mạch, mỡ máu, ung thư vú, viêm tụy...

Có thể nhiều người chưa bao giờ nghĩ rằng một số thói quen nhỏ trong cuộc sống dưới đây lại âm thầm đẩy nhanh quá trình tích tụ mỡ vùng bụng. Đặc biệt là khi nhiều thói quen trong số đó chẳng hề liên quan tới ăn uống.

1. Sử dụng thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh phát ra từ điện thoại di động và máy tính có thể ức chế tiết melatonin, cản trở đồng hồ sinh học và ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Nếu bạn ngủ không ngon, não cần năng lượng và thèm đường . Để giữ cho não tỉnh táo, cơ thể bạn sẽ dễ ăn quá nhiều đồ ăn có đường. Từ đó gây tăng cân, tích tụ mỡ bụng nhanh hơn.

c5f1742d81af1dd272d921c34dbd9d1a-1725544636947389430224-1725587652253-1725587652909506357368.jpg

Ảnh minh họa

Ngoài ra, thiếu ngủ còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đó làm tăng lượng mỡ trong cơ thể. Khi sử dụng thiết bị điện tử trên giường còn làm chúng ta nằm sai tư thế, ảnh hưởng tới tiêu hóa và trao đổi chất. vì vậy, tốt nhất là tắt hết các thiết bị điện tử trước khi ngủ 1 giờ.

  • avatar1718206599416-17182066000801149407648-0-0-337-539-crop-17182066296991033775529.jpg

    Nam giới có tuổi thọ ngắn thường làm 4 việc trước khi ngủ: Nếu bạn không làm thì xin chúc mừng

2. Uống sữa trước khi ngủ

Rất nhiều người cho rằng đây là thói quen tốt, tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Sữa chứa nhiều chất béo và tryptophan, trong khi quá trình trao đổi chất của cơ thể con người chậm lại sau khi ngủ. Nếu bạn uống sữa trước khi ngủ, một lượng lớn chất béo được hấp thụ vào máu sau khi tiêu hóa ở đường tiêu hóa và tích trữ, đặc biệt là ở vùng bụng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn uống 350g sữa thông thường mỗi tối trước khi đi ngủ thì trong 6 tháng bạn sẽ tăng 5,5 kg, còn sữa ăn kiêng thì sẽ tăng 2,7 kg. Chưa kể, uống sữa sát giờ đi ngủ còn dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày và giấc ngủ của bạn.

3. Làm việc quá muộn

Đương nhiên, khi làm việc quá khuya bạn sẽ dễ đi ngủ muộn và thiếu ngủ, khó ngủ. Như đã giải thích ở bên trên, thiếu ngủ, ngủ không ngon đều có thể khiến bạn tăng cân nhanh dù không xét tới lượng thức ăn hàng ngày tăng hay giảm.

base64-17255448931251578484313-1725587653848-1725587654476453603163.jpeg

Ảnh minh họa

Đặc biệt, làm việc vào đêm khuya, đến tận trước khi đi ngủ có thể làm tăng mức độ căng thẳng và làm rối loạn đồng hồ sinh học. Mức cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng cao có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những món ăn có hàm lượng calo cao và dẫn đến tăng lượng mỡ thừa vùng bụng. Sự căng thẳng đầu óc kéo dài bản thân nó cũng làm rối loạn nội tiết và tăng tốc độ tích lũy mỡ thừa, nhất là ở vùng bụng.

4. Uống cà phê, trà

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học về Giấc ngủ Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy tiêu thụ caffeine 6 giờ trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm và làm tăng cân. Bởi vì vì caffeine cần 6 giờ để tiêu thụ. Nó cũng làm rối loạn chức năng nội tiết, tiêu hóa và góp phần vào việc tích tụ mỡ bụng nhanh hơn.

Một báo cáo khác từ Đại học Harvard ở Hoa Kỳ cho biết, thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng nồng độ ghrelin trong dạ dày, gián tiếp làm tăng cân. Trong khi caffeine từ đồ uống như cà phê, trà gây ra điều này. Nó cũng khiến bạn dễ thức giấc do buồn tiểu ban đêm nếu uống nhiều hoặc uống sát giờ ngủ.

5. Ăn sát giờ ngủ

Bất kể là ăn tối muộn hay ăn thêm bữa khuya, ăn vặt thì hành động ăn quá sát giờ ngủ cũng sẽ khiến bạn béo lên rất nhanh. Tốt nhất, bữa ăn cuối cùng của một ngày nên được hoàn thành trước khi đi ngủ 3 tiếng hoặc sớm hơn.

5b05676d6cc5c4cc561e37ea79e4f579-17255446842101317554562-1725587655032-1725587655198539920413.jpg

Ảnh minh họa

Bởi buổi tối vốn hệ tiêu hóa đã làm việc chậm hơn. Đồng hồ sinh học của hệ tiêu hóa cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể vào ban đêm, khi bạn ngủ là nghỉ ngơi phục hồi. Nhưng nếu ăn quá sát giờ ngủ, mọi thứ sẽ bị đảo lộn. Do có thức ăn trong dạ dày, ruột nên sự chú ý của cơ thể bị chuyển từ việc sửa chữa cơ thể sang tiêu hóa thức ăn. Nếu calo từ thực phẩm không được tiêu thụ hết, cuối cùng chúng sẽ chuyển thành mỡ bụng.

Các nghiên cứu chỉ ra ăn các bữa quá muộn cũng làm rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng đến đường huyết và quá trình chuyển hóa chất béo. Ăn sát giờ ngủ có thể gây khó ngủ và gia tăng xu hướng thèm ăn, khó kiểm soát việc ăn uống hơn vào hôm sau. Chưa kể, ăn sát giờ ngủ gây khó ngủ, mất ngủ. Điều này cũng góp phần làm bạn béo lên nhanh hơn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022