Bánh chưng là một trong những món ăn không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền. Năm nào cũng vậy, người Việt đều gói bánh chưng dâng cúng ông bà tổ tiên. Khi ngồi ăn quây quần với gia đình, món bánh này chắc chắn không thể thiếu trên mâm cơm Tết. Nhưng bạn đã biết cắt bánh, ăn bánh đúng cách hay chưa?

Nhiều năm trở lại đây, người ta đang kháo nhau những kiểu cắt bánh chưng để ăn vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) bày tỏ lo ngại hạt vi nhựa có thể xâm nhập vào cơ thể - thủ phạm gây ung thư cũng như hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác như sinh sản, tim mạch... 

4 kiểu ăn bánh chưng rất phổ biến của người Việt, tuy tiện lợi nhưng nguy cơ "bơm" hạt vi nhựa vào cơ thể rất nhanh

1. Quấn màng bọc thực phẩm bên ngoài lưỡi dao để cắt bánh chưng

an-banh-chung-kieu-nay-nap-hat-vi-nhua-vao-co-the1-1738732722900781933163.jpg

Bánh chưng được làm từ gạo nếp dẻo, dính. Bóc bánh, cắt bánh chưng để ăn khiến nhiều người e ngại vì mất nhiều công sức, đòi hỏi sự khéo léo cao.

  • hat-vi-nhua-trong-nao-nguoi-vi-uong-nuoc-dong-chai-17386430706661239849232-0-0-625-1000-crop-17386430727941541873984.jpg

    Hạt vi nhựa chứa đầy trong não người do thường xuyên uống 1 loại nước, gây mất trí nhớ và loạt vấn đề sức khỏe

Nhiều năm gần đây, người ta truyền tai nhau một mẹo khá hay ho: Dùng màng bọc thực phẩm để quấn quanh con dao định cắt bánh chưng. Chỉ cần quấn một lớp màng bọc thực phẩm chắc chắn, bạn dùng lưỡi dao này cắt bánh sẽ nhanh chóng có được phần bánh để ăn, lại không gây dính bám trên dao.

Mẹo cắt bánh chưng để ăn không sợ dính dao này được lan truyền mạnh trên mạng xã hội suốt nhiều mùa Tết trước cho đến hiện tại. Tuy nhiên, nó không hề tốt cho sức khỏe vì trong lúc cắt bánh, màng bọc thực phẩm có khả năng thôi nhiễm những hạt nhựa siêu bé vào miếng bánh. Khi ăn bánh, chúng ta cũng vô tình ăn luôn cả nhựa.

2. Đeo găng tay nilon khi bóc bánh chưng

an-banh-chung-kieu-nay-nap-hat-vi-nhua-vao-co-the2-17387327229421474522887.jpg

Nhiều người vì muốn bánh chưng có được hình dạng đẹp nhất nên vẫn sử dụng lạt để cắt bánh. Trong quá trình bóc bánh, cắt bánh, chị em trang bị thêm đôi găng tay bằng nilon mỏng tang dùng 1 lần. 

Nhờ đôi găng tay ấy, chúng ta không còn thấy ngại ngần với sự dính dẻo trực tiếp lên da tay sau bóc bánh chưng. Sau khi bóc và cắt bánh xong, ném bỏ đôi găng tay nhựa dùng 1 lần là xong, bạn không để lại dấu vết nào trên làn da của mình. Điều này thật quá đỗi tiện lợi.

Tuy nhiên, chúng ta không để ý rằng, thói quen nhỏ này vẫn có thể khiến nhựa bám vào bánh chưng vì bánh dính dẻo, tạo điều kiện rất thuận lợi khi tiếp xúc trực tiếp với nhựa. Khi ăn bánh chưng, chắc chắn khó tránh nguy cơ nạp hạt vi nhựa vào cơ thể. Chưa kể, sau đó bạn vứt rác thải nhựa ra môi trường không cần thiết.

3. Sử dụng bát đĩa nhựa dùng 1 lần để ăn bánh chưng

an-banh-chung-kieu-nay-nap-hat-vi-nhua-vao-co-the3-17387327229472064864846.jpg

Đồ nhựa ra đời và sự tiện lợi của nó tạo cơ hội cho chúng ta tận dụng bất chấp mọi hoàn cảnh. Ăn bánh chưng vào bát đĩa bình thường phải ngâm rửa khá lâu vì rất dính. Điều này khiến nhiều người ái ngại việc ăn bánh chưng. Nhưng giờ đây, chúng ta đã có bát đĩa nhựa dùng 1 lần, đũa dùng 1 lần. Vậy là chỉ cần dùng những món đồ này ăn bánh chưng xong thì vứt đi, không cần ngâm rửa gì là xong rồi.

Dẫu vậy, sự tiện lợi này vẫn có thể tạo cơ hội cho hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể. Nguyên nhân bởi môi trường ẩm dính từ bánh chưng khi tiếp xúc với bát đĩa bằng nhựa dùng 1 lần sẽ dễ dàng thôi nhiễm những hạt nhựa siêu bé vào món ăn này.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh, nguy cơ bánh chưng nhiễm hạt vi nhựa sẽ tăng hơn nữa nếu bánh chưng được làm nóng trước khi tiếp xúc với những món đồ nhựa trên, từ màng bọc thực phẩm đến bát đĩa nhựa dùng 1 lần. Điều này rất khó tránh bởi nhiều gia đình sau Tết thường cất bánh chưng vào tủ lạnh dùng dần. Khi lấy ra sử dụng chắc chắn phải làm nóng bánh mới có thể ăn ngon lành được.

Bánh chưng nóng khi tiếp xúc với nhựa sẽ dễ dàng thôi nhiễm nhựa hơn, nguy cơ đi vào cơ thể tăng lên nhiều lần, vô tình khiến chúng ta ăn cả đống nhựa chỉ sau mỗi lần ăn.

4. Cắt bánh chưng thành từng miếng đem bọc màng bọc thực phẩm cất ngăn đông lạnh

Để bánh chưng ở ngăn đông tủ lạnh nhằm bảo quản lâu hơn đã quá quen thuộc. Nhưng nếu để cả chiếc bánh to thì khi lấy ra ăn sẽ mất nhiều thời gian rã đông. Việc cắt thành miếng nhỏ sẽ tiện lợi hơn nhiều, khi lấy ra chỉ mất thời gian ngắn để chờ bánh mềm ra. Hơn nữa, nếu không ăn hết cả chiếc bánh to thì có thể lấy 1 - 2 miếng bánh, tuỳ lượng bánh phù hợp với nhu cầu.

an-banh-chung-kieu-nay-nap-hat-vi-nhua-vao-co-the4-1738732722951740562024.jpg

Hiện tại, cách bảo quản này đang được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội, không khác gì một trào lưu vì đã có rất nhiều người học làm theo.

Nhưng chúng ta quên mất rằng, việc bọc đồ ăn chín trong màng bọc thực phẩm quá lâu, rồi quá trình đem rã đông, quay nóng khi vẫn có màng bọc sẽ vô cùng tai hại khi thải ra vô số hạt vi nhựa. Khi ăn vào cơ thể thì bánh chưng cùng nhựa cùng ồ ạt đi vào dạ dày, xâm nhập máu...

Vậy, ăn bánh chưng thế nào sẽ hạn chế tối đa nguy cơ hạt vi nhựa đi vào cơ thể?

Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại sự thật rằng, mình đang quá lạm dụng đồ nhựa vì sự tiện lợi. Để cắt bánh chưng, hãy dùng lạt sạch mà cắt bánh, vừa thơm vị truyền thống vừa giảm thiểu nguy cơ nhựa xâm nhập cơ thể, lại hạn chế thải nhựa ra môi trường.

Khi ăn bánh chưng nên dùng bát đũa thông thường. Ăn xong thì hãy đem đi ngâm luôn để nhanh được rửa sạch. Sự rút ngắn thời gian, tính hiện đại tức thì nào cũng phải trả giá dù nhanh dù lâu. Hãy vì sức khỏe của chính mình và gia đình để thay đổi những thói quen xấu, duy trì những thói quen lành mạnh nhé!

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022