Nhắc đến một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nhất, có lẽ cơm trắng luôn được chúng ta nghĩ tới đầu tiên. Bởi chỉ số đường huyết của cơm là 83, hơn nữa chúng có lượng bột đường lớn nên làm tăng nhu cầu insulin. Một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cũng cho rằng những người ăn gạo trắng nhiều có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 27%.

Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ béo phì tại Nhật Bản chỉ khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác. Đồng thời, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản cũng khá thấp, mặc dù người dân nước này ăn cơm hằng ngày.

d30dd4aca270087fcce6cc719a86b30b-17234609230201583076594.jpg

Cơm là thực phẩm không thể thiếu đối với người Nhật.

Vậy bí quyết của người Nhật là gì? Hóa ra sự khác biệt nằm ở cách họ ăn và nấu cơm. Người Nhật có những phương pháp đặc biệt trong chế biến và tiêu thụ gạo trắng, giúp giảm thiểu nguy cơ tiểu đường, duy trì một vóc dáng đẹp.

3 kiểu ăn cơm giúp hạ đường huyết, giảm cân rất hiệu quả của người Nhật

photo-1723461178920-17234611797542006386831.jpeg

Tỷ lệ béo phì tại Nhật Bản chỉ khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.

1. Ăn cơm nguội: Tăng hàm lượng tinh bột kháng, giảm đường huyết

Trong khi người Việt thích ăn các món nóng sốt thì người Nhật duy trì thói quen ăn cơm khi đã nguội hẳn. Điều này không chỉ để bảo vệ khoang miệng mà còn vì lý do dinh dưỡng. 

Khi cơm nguội, cấu trúc tinh bột trong gạo biến đổi, tạo ra một loại tinh bột kháng (resistant starch) không dễ tiêu hóa. 

Tinh bột kháng này làm chậm quá trình hấp thụ glucose, giữ cho mức đường huyết sau ăn ổn định hơn. Ngoài ra, tinh bột kháng còn giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm cân và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

  • 1593079819254497280-1723393013938-1723393014451605952908-0-0-469-750-crop-17233938921451663364913.jpg

    Bác sĩ tiết lộ 4 loại "ung thư gia đình" nguy hiểm: Trong nhà có người mắc thì cần phải đi khám sớm để chặn đứng nguy cơ

2. Sử dụng giấm trong quá trình nấu cơm: Tăng cường độ nhạy insulin

Một phương pháp khác mà người Nhật thường áp dụng là thêm một chút giấm khi nấu cơm hoặc trộn giấm vào cơm chín. 

Giấm có tác dụng làm tăng độ nhạy của insulin - hormone giúp điều tiết đường huyết trong cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng giấm trong chế độ ăn có thể tăng độ nhạy insulin từ 19% đến 34%, đồng thời làm giảm tốc độ tăng đường huyết sau bữa ăn. 

Điều này cũng sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, rất tốt trong việc hỗ trợ giảm cân.

3. Kết hợp cơm với hải sản và rau củ: Cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng

Cuối cùng người Nhật thường kết hợp cơm với hải sản và rau củ để tạo ra những bữa ăn như sushi hay cơm cuộn. Hải sản cung cấp protein và axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch, trong khi rau củ bổ sung vitamin, chất xơ, khoáng chất. 

dfa96e0e8cbbfe0aced30b5ac31088e9-1723460924195588199956.jpg

Sự kết hợp này không chỉ giúp làm giảm lượng carbohydrate từ cơm mà còn tạo ra bữa ăn cân bằng, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe tổng thể. Đồng thời, việc kết hợp với rau củ giàu chất xơ cũng giúp tăng cảm giác no, giảm thiểu việc tiêu thụ quá mức các thực phẩm giàu năng lượng khác.

Ngoài ra, người Nhật khi ăn cơm còn duy trì thói quen ăn chậm, ăn theo thứ tự từ rau đến thịt rồi mới đến cơm, sau khi ăn người dân nước này cũng duy trì vận động để tiêu hao năng lượng... Tất cả đều đóng vai trò ổn định đường huyết, tránh dư thừa calo.

Những thói quen tốt của người Nhật phía trên không chỉ hỗ trợ kiểm soát đường huyết và duy trì vóc dáng mà còn dễ dàng áp dụng trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể áp dụng để nhận về những lợi ích kỳ diệu cho cơ thể.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022