download-15-1737345489.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=CJH8MdJGUiFz9_JqbaJsbg

Bà Caroline Harrison là vợ của Tổng thống Mỹ thứ 23 Benjamin Harrison. Bà làm đệ nhất phu nhân Mỹ từ năm 1889 cho tới khi qua đời năm 1892, và là đệ nhất phu nhân thứ hai từ trần trong lúc chồng vẫn trong nhiệm kỳ. Là con nhà gia giáo, bố làm giáo sư đại học, bà thể hiện tài năng trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật và văn học. Bà nối nghiệp bố làm nghề giáo, trong khi chồng theo nghiệp chính trị.

Theo bảo tàng Smithsonian, bà Harrison lựa chọn trang phục dạ hội thiết kế và sản xuất tại Mỹ trong lễ nhậm chức năm 1889, nhằm biểu đạt ủng hộ tuyệt đối chính sách kinh tế "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Benjamin Harrison.

Nghệ sĩ Mary Williamson ở bang Indiana đã thiết kế vải lụa theo họa tiết cây sồi Burr để tưởng nhớ ông nội của Tổng thống Harrison là Tổng thống thứ 9 của nước Mỹ William Henry Harrison. Cây sồi Burr sinh trưởng dọc khu vực sông Tippecanoe tại bang Indiana, nơi diễn ra trận chiến làm nên tên tuổi của ông William Henry Harrison.

Bà Caroline Harrison là vợ của Tổng thống Mỹ thứ 23 Benjamin Harrison. Bà làm đệ nhất phu nhân Mỹ từ năm 1889 cho tới khi qua đời năm 1892, và là đệ nhất phu nhân thứ hai từ trần trong lúc chồng vẫn trong nhiệm kỳ. Là con nhà gia giáo, bố làm giáo sư đại học, bà thể hiện tài năng trong lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật và văn học. Bà nối nghiệp bố làm nghề giáo, trong khi chồng theo nghiệp chính trị.

Theo bảo tàng Smithsonian, bà Harrison lựa chọn trang phục dạ hội thiết kế và sản xuất tại Mỹ trong lễ nhậm chức năm 1889, nhằm biểu đạt ủng hộ tuyệt đối chính sách kinh tế "Nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Benjamin Harrison.

Nghệ sĩ Mary Williamson ở bang Indiana đã thiết kế vải lụa theo họa tiết cây sồi Burr để tưởng nhớ ông nội của Tổng thống Harrison là Tổng thống thứ 9 của nước Mỹ William Henry Harrison. Cây sồi Burr sinh trưởng dọc khu vực sông Tippecanoe tại bang Indiana, nơi diễn ra trận chiến làm nên tên tuổi của ông William Henry Harrison.

download-17-1737348669.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-U1wKC1zuGjc28uBqji5IQ

Tổng thống thứ 36 của Mỹ John F. Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy trong lễ nhậm chức năm 1961.

Thời gian làm đệ nhất phu nhân của bà Kennedy (1929-1994) tương đối ngắn, nhưng ảnh hưởng mà bà đem lại "không giống bất kỳ điều gì Nhà Trắng từng chứng kiến khi đó", theo đánh giá của tạp chí Vogue. Ngay sau khi chồng đắc cử, bà Kennedy tuyên bố hy vọng sẽ định vị Nhà Trắng là "nơi triển lãm nghệ thuật và lịch sử nước Mỹ". Oleg Cassini, nhà thiết kế thời trang cho giới sao, trở thành cố vấn trang phục cho bà Kennedy.

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức của chồng, bà diện một chiếc đầm chữ A kèm áo khoác do Cassini, nhà thiết kế gốc Nga, thiết kế. Bộ trang phục đính cúc áo quá khổ, mũ pillbox (hình hộp đựng thuốc với cạnh thẳng, đỉnh phẳng và không vành), phối cùng găng tay.

Tổng thống thứ 36 của Mỹ John F. Kennedy cùng Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy trong lễ nhậm chức năm 1961.

Thời gian làm đệ nhất phu nhân của bà Kennedy (1929-1994) tương đối ngắn, nhưng ảnh hưởng mà bà đem lại "không giống bất kỳ điều gì Nhà Trắng từng chứng kiến khi đó", theo đánh giá của tạp chí Vogue. Ngay sau khi chồng đắc cử, bà Kennedy tuyên bố hy vọng sẽ định vị Nhà Trắng là "nơi triển lãm nghệ thuật và lịch sử nước Mỹ". Oleg Cassini, nhà thiết kế thời trang cho giới sao, trở thành cố vấn trang phục cho bà Kennedy.

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức của chồng, bà diện một chiếc đầm chữ A kèm áo khoác do Cassini, nhà thiết kế gốc Nga, thiết kế. Bộ trang phục đính cúc áo quá khổ, mũ pillbox (hình hộp đựng thuốc với cạnh thẳng, đỉnh phẳng và không vành), phối cùng găng tay.

download-18-1737350081.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EKZsH0CeXFu3H9NpzDU5_A

Lady Bird Johnson (1912-2007) trong trang phục dạ tiệc nhậm chức do John Moore thiết kế, vào tháng 1/1965.

Bà Lady Bird Johnson đã cầm Kinh thánh cho chồng, Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson, trong lễ tuyên thệ năm 1965. Bà là người tiên phong thúc đẩy đệ nhất phu nhân Mỹ đóng vai trò lớn hơn, khi biến hành động cầm Kinh thánh thành truyền thống.

Trong lễ nhậm chức năm 1965, bà Johnson nổi bật nhờ chiếc đầm đỏ giữa biển người mặc vest đen nhưng chiếc váy satin vàng tươi phối cùng áo khoác viền lông nhung mà bà mặc trong tiệc tối là trang phục gây ấn tượng nhất.

Theo bảo tàng Smithsonian, bà Johnson đã cố ý lựa chọn trang phục này với hy vọng chiếc váy sẽ có "cuộc đời thứ hai" khi được trưng bày trong bảo tàng. Trang phục do John Moore thiết kế được chọn vì kiểu dáng đơn giản, chất bền và phù hợp với không gian bảo tàng.

Lady Bird Johnson (1912-2007) trong trang phục dạ tiệc nhậm chức do John Moore thiết kế, vào tháng 1/1965.

Bà Lady Bird Johnson đã cầm Kinh thánh cho chồng, Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson, trong lễ tuyên thệ năm 1965. Bà là người tiên phong thúc đẩy đệ nhất phu nhân Mỹ đóng vai trò lớn hơn, khi biến hành động cầm Kinh thánh thành truyền thống.

Trong lễ nhậm chức năm 1965, bà Johnson nổi bật nhờ chiếc đầm đỏ giữa biển người mặc vest đen nhưng chiếc váy satin vàng tươi phối cùng áo khoác viền lông nhung mà bà mặc trong tiệc tối là trang phục gây ấn tượng nhất.

Theo bảo tàng Smithsonian, bà Johnson đã cố ý lựa chọn trang phục này với hy vọng chiếc váy sẽ có "cuộc đời thứ hai" khi được trưng bày trong bảo tàng. Trang phục do John Moore thiết kế được chọn vì kiểu dáng đơn giản, chất bền và phù hợp với không gian bảo tàng.

406478672-686655860315204-3331290116219691525-n-1737363275.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=glJThbapmuJ0Om9JSzL-1Q

Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ Jimmy Carter khiêu vũ cùng Đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter trong dạ tiệc nhậm chức vào tháng 1/1977.

Ngày nay, những người nổi tiếng mặc lại trang phục thường được khen ngợi là bảo vệ môi trường như Nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle, Jane Fonda hay Cate Blanchett. Tuy nhiên, Rosalynn Carter, người tiên phong xu hướng này, lại không được đón nhận khi mặc lại chiếc váy viền vàng của nhà thiết kế Mary Matise tại dạ tiệc nhậm chức.

Bà từng mặc chiếc váy này tại tiệc nhậm chức thống đốc bang Georgia của chồng 6 năm trước và lần này, bà mặc lại để thể hiện sự tôn vinh đối với thành tựu của chồng. Tuy nhiên, lựa chọn này bị giới truyền thông và công chúng chỉ trích.

"Bà ấy muốn nối tiếp truyền thống", Edith Mayo, nhân viên bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ, người phụ trách triển lãm các trang phục của Đệ nhất phu nhân, cho biết năm 2001. "Nhưng cộng đồng thời trang rõ ràng không hiểu, cũng không thích thông điệp này".

Tổng thống thứ 39 của nước Mỹ Jimmy Carter khiêu vũ cùng Đệ nhất phu nhân Rosalynn Carter trong dạ tiệc nhậm chức vào tháng 1/1977.

Ngày nay, những người nổi tiếng mặc lại trang phục thường được khen ngợi là bảo vệ môi trường như Nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle, Jane Fonda hay Cate Blanchett. Tuy nhiên, Rosalynn Carter, người tiên phong xu hướng này, lại không được đón nhận khi mặc lại chiếc váy viền vàng của nhà thiết kế Mary Matise tại dạ tiệc nhậm chức.

Bà từng mặc chiếc váy này tại tiệc nhậm chức thống đốc bang Georgia của chồng 6 năm trước và lần này, bà mặc lại để thể hiện sự tôn vinh đối với thành tựu của chồng. Tuy nhiên, lựa chọn này bị giới truyền thông và công chúng chỉ trích.

"Bà ấy muốn nối tiếp truyền thống", Edith Mayo, nhân viên bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ, người phụ trách triển lãm các trang phục của Đệ nhất phu nhân, cho biết năm 2001. "Nhưng cộng đồng thời trang rõ ràng không hiểu, cũng không thích thông điệp này".

download-6-1737338212.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eyR0v2vVC8RHGKW28-LQaA

Tổng thống Bill Clinton tuyên thệ, bên cạnh là con gái Chelsea Clinton và Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton, vào tháng 1/1997.

Trong lễ tuyên thệ của ông Clinton năm 1993, bà Hillary mặc bộ vest hồng kẻ ca rô của nhà thiết kế Connie Fails đến từ Arkansas. 4 năm sau, trong lễ nhậm chức năm 1997, bà lựa chọn váy và áo khoác màu hồng san hô chất liệu vải dệt lông lạc đà. Bà Clinton nhiều lần diện màu hồng trong các sự kiện quan trọng, dường như nhằm nhấn mạnh thông điệp đưa phụ nữ lên vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Tổng thống Bill Clinton tuyên thệ, bên cạnh là con gái Chelsea Clinton và Đệ nhất phu nhân Hillary Clinton, vào tháng 1/1997.

Trong lễ tuyên thệ của ông Clinton năm 1993, bà Hillary mặc bộ vest hồng kẻ ca rô của nhà thiết kế Connie Fails đến từ Arkansas. 4 năm sau, trong lễ nhậm chức năm 1997, bà lựa chọn váy và áo khoác màu hồng san hô chất liệu vải dệt lông lạc đà. Bà Clinton nhiều lần diện màu hồng trong các sự kiện quan trọng, dường như nhằm nhấn mạnh thông điệp đưa phụ nữ lên vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

e1df9d11-3e55-4585-a57f-9bd4a87ecd9d-1920x1080-1737364279.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=S4OMfqQjnPFVTOcivVA8tA

Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ George W. Bush cùng Đệ nhất phu nhân Laura Bush gặp người tiền nhiệm ngày 20/1/2001.

Bà Bush làm ngành giáo dục và sau khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà ưu tiên sáng kiến xóa mù chữ. Bà Bush luôn giữ phong cách thời trang giản dị, không phô trương. Điều này thể hiện rõ ràng qua trang phục trong lễ nhậm chức năm 2001. Bà lựa chọn chiếc đầm và áo khoác màu xanh nước biển của Michael Faircloth, nhà thiết kế thời trang ít tiếng tăm ở Dallas.

Tổng thống thứ 43 của nước Mỹ George W. Bush cùng Đệ nhất phu nhân Laura Bush gặp người tiền nhiệm ngày 20/1/2001.

Bà Bush làm ngành giáo dục và sau khi trở thành đệ nhất phu nhân, bà ưu tiên sáng kiến xóa mù chữ. Bà Bush luôn giữ phong cách thời trang giản dị, không phô trương. Điều này thể hiện rõ ràng qua trang phục trong lễ nhậm chức năm 2001. Bà lựa chọn chiếc đầm và áo khoác màu xanh nước biển của Michael Faircloth, nhà thiết kế thời trang ít tiếng tăm ở Dallas.

download-16-1737345378.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ue2JI6vQWk0NDJgsKfB8oQ

Tổng thống Mỹ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama trong lễ diễu hành hồi tháng 1/2009.

Trong suốt hai nhiệm kỳ đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama liên tục đề cao các nhà thiết kế người Mỹ mới nổi, chọn lựa những tài năng trong nước có giá trị quan tương đồng với bà.

Chiếc găng tay màu xanh lá mạ của hãng J. Crew, phối cùng áo khoác Isabel Toledo lấp lánh, đã thu hút nhiều chú ý. Đôi găng tay được coi là biểu tượng thuở đầu về đường lối chính trị bình dân của bà Michelle Obama.

Đây cũng là khởi đầu cho tình yêu lâu dài với các món đồ bình dân của J. Crew. Năm 2017, tạp chí Time nhận xét: "Phụ nữ khắp nước Mỹ có thể thấu hiểu sở thích mặc những chiếc áo dễ thương và những món đồ giá phải chăng của Đệ nhất Phu nhân".

Tổng thống Mỹ Barack Obama và đệ nhất phu nhân Michelle Obama trong lễ diễu hành hồi tháng 1/2009.

Trong suốt hai nhiệm kỳ đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Michelle Obama liên tục đề cao các nhà thiết kế người Mỹ mới nổi, chọn lựa những tài năng trong nước có giá trị quan tương đồng với bà.

Chiếc găng tay màu xanh lá mạ của hãng J. Crew, phối cùng áo khoác Isabel Toledo lấp lánh, đã thu hút nhiều chú ý. Đôi găng tay được coi là biểu tượng thuở đầu về đường lối chính trị bình dân của bà Michelle Obama.

Đây cũng là khởi đầu cho tình yêu lâu dài với các món đồ bình dân của J. Crew. Năm 2017, tạp chí Time nhận xét: "Phụ nữ khắp nước Mỹ có thể thấu hiểu sở thích mặc những chiếc áo dễ thương và những món đồ giá phải chăng của Đệ nhất Phu nhân".

download-9-1737344806.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BM57emO59864SPDWX4WuRQ

Diện trang phục màu xanh da trời nhạt của nhà mốt Ralph Lauren trong lễ nhậm chức năm 2017 của ông Trump, bà Melania khiến người ta nhớ đến gu thời trang tinh tế của cựu đệ nhất phu nhân Kennedy.

Mordechai Alvow, nhà tạo mẫu tóc cho sự kiện năm đó của bà Melania, chia sẻ với tạp chí Hola: "Bộ trang phục được may đo tinh tế, cổ áo cao để tôn lên chiếc cổ thon dài duyên dáng của bà ấy, mang phong cách thập niên 50 được hiện đại hóa bằng các hình khối kiểu nghệ thuật xếp giấy origami. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo mái tóc của bà không ảnh hưởng tới những đường nét cắt may gọn gàng và màu đơn sắc, vì vậy chúng tôi quyết định búi tóc cho bà. Tóc búi cũng làm nổi bật cấu trúc xương hoàn hảo của bà ấy".

Diện trang phục màu xanh da trời nhạt của nhà mốt Ralph Lauren trong lễ nhậm chức năm 2017 của ông Trump, bà Melania khiến người ta nhớ đến gu thời trang tinh tế của cựu đệ nhất phu nhân Kennedy.

Mordechai Alvow, nhà tạo mẫu tóc cho sự kiện năm đó của bà Melania, chia sẻ với tạp chí Hola: "Bộ trang phục được may đo tinh tế, cổ áo cao để tôn lên chiếc cổ thon dài duyên dáng của bà ấy, mang phong cách thập niên 50 được hiện đại hóa bằng các hình khối kiểu nghệ thuật xếp giấy origami. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo mái tóc của bà không ảnh hưởng tới những đường nét cắt may gọn gàng và màu đơn sắc, vì vậy chúng tôi quyết định búi tóc cho bà. Tóc búi cũng làm nổi bật cấu trúc xương hoàn hảo của bà ấy".

download-14-1737345000.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=r0JWj_e2B85tgRTzFpxPPw

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức năm 2021 của ông Joe Biden, bà Jill Biden mặc áo khoác màu xanh của thương hiệu mới Markarian ở New York. Chiếc áo khoác được may đo, thêu pha lê Swarovski tăng độ phản chiếu. Đi kèm bộ trang phục là phụ kiện chưa từng xuất hiện trong bất kỳ lễ nhậm chức nào: khẩu trang. Chiếc khẩu trang là thông điệp cảnh báo Covid-19 khi đó vẫn tàn phá nước Mỹ.

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức năm 2021 của ông Joe Biden, bà Jill Biden mặc áo khoác màu xanh của thương hiệu mới Markarian ở New York. Chiếc áo khoác được may đo, thêu pha lê Swarovski tăng độ phản chiếu. Đi kèm bộ trang phục là phụ kiện chưa từng xuất hiện trong bất kỳ lễ nhậm chức nào: khẩu trang. Chiếc khẩu trang là thông điệp cảnh báo Covid-19 khi đó vẫn tàn phá nước Mỹ.

Hồng Hạnh (Ảnh: Reuters, Nhà Trắng, AP)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022