Chim bồ câu là loài chim quen thuộc và tồn tại ở rất nhiều thành phố trên thế giới. Chẳng hạn, tại New York, bồ câu thậm chí còn trở thành loài chim bản địa ở thành phố này. 

Tuy nhiên, đến nay, chim bồ câu lại đang phát triển nhanh và gây ra một số vấn đề khiến nhiều người thậm chí còn ví chúng như "những con chuột biết bay".

chim-bo-cau-1725448555246237852819-1725494632014-17254946324011330767668.jpeg

Chim bồ câu thường hay đậu hay thích làm tổ trên các mái nhà, nơi có lắp các tấm pin điện mặt trời. Ảnh: Wildlife-pros.

Theo các chuyên gia, chim bồ câu thường làm bẩn các tấm pin mặt trời và có thể khiến sản lượng điện giảm tới 30%. 

Ngoài ra, do các tấm pin điện mặt trời mái nhà thường là nơi ở ưa thích của chim bồ câu, nên chúng có thể tha rơm vào đó để làm tổ hoặc cất giấu thức ăn. Điều này có thể gây ra tình trạng nóng hoặc làm đứt các đoản mạch, dẫn tới mất an toàn như cháy nổ.

pin-mt-1725448111943472386998-1725494632882-1725494632968156625929.png

Việc chim bồ câu làm tổ hay phân của chúng có thể làm hư hại các tấm pin điện mặt trời mái nhà. Ảnh: PV

Để ngăn chặn chim bồ câu làm hỏng các tấm pin điện mặt trời mái nhà, Italgam, một công ty khởi nghiệp ở Ý, đã tạo ra một sản phẩm đặc biệt. Đó là loại chổi gắn vào khoảng trống ở giữa các tấm pin mặt trời và mái nhà. Loại chổi này sẽ có đường kính khác nhau, tùy theo yêu cầu của từng khách hàng.

Đặc biệt, lông của loại chổi này được làm bằng polypropylen được xử lý để chống lại tia cực tím và ngăn ngừa đóng bằng. Hơn nữa, dây trong chổi còn được làm bằng thép không gỉ ít carbon, nhằm chống ăn mòn.

Ông Maurizio Chiacchierini, Tổng giám đốc điều hành của Italgam, chia sẻ ý tưởng của sản phẩm này xuất phát từ một chiếc chổi vệ sinh máng xối mà ông từng nhìn thấy tại British Columbia, Canada. Ông Chiacchierini đã phát triển ý tưởng và sau đó được cấp bằng sáng chế cho loại chổi đặc biệt này.

choi-3-1725448397088413622523-1725494633380-1725494633479491151351.jpeg

Loại chổi do Italgam sản xuất hiện được hơn 1.300 công ty năng lượng mặt trời đặt mua. Ảnh: PV

Hiện nay, 90% sản phẩm của Italgam là chổi ngăn chặn chim bồ câu. Sau khi được đưa ra thị trường, Italgam cho biết, có hơn 1.300 công ty năng lượng mặt trời đặt mua loại chổi này để lắp đặt tại các công trình điện mái nhà.

Tổng giám đốc điều hành của Italgam cho biết, loại chổi dành cho các tấm pin mặt trời được sản xuất với lông chổi hình khía để bám chặt hơn vào bế mặt, đồng thời sắp xếp so le để giúp nhiệt do tấm pin tỏa ra nhanh và thoát nước mưa nhanh hơn.

Ông Maurizio Chiacchierini nhấn mạnh, dù lông chổi so le thoáng khí nhưng vẫn đảm bảo ngăn chặn chim cũng như lá cây vào bên dưới hệ thống. Chiếc chổi này có thể phù hợp với mọi loại mái nhà, bao gồm cả mái tôn dạng lượn sóng.

Theo ước tính Cơ quan Năng lược Quốc tế, nguồn cung tấm pin năng lượng mặt trời trên toàn cầu sẽ đạt tổng công suất là 1.100 gigawatt vào cuối năm 2024, tức là lớn gấp 3 lần so với mức dự báo hiện tại về nhu cầu. Nguyên nhân dẫn tới sự dư thừa này là do tình trạng sản xuất ồ ạt ở Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới sự dư thừa này.

Bài tham khảo nguồn: IEA, Pv-magazine, Britannica

Minh Hằng

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022