Có hai con trai nhưng vẫn phải đi bệnh viện một mình

Tháng 12/2023, mạng xã hội Trung Quốc lan truyền video của ông cụ tự nhập viện mà không có con cháu.

Chủ video cho biết ông lão có hai người con trai, cả hai đều mua nhà ở thành phố. Vì công việc bận rộn nên các con của ông hiếm khi về thăm cha. Thời gian trôi qua, chỉ còn mình ông lo liệu cuộc sống ở quê. Dù đã có tuổi nhưng ông vẫn phải làm việc để tự lo cho bản thân.

Mỗi khi bị cảm hay sốt, ông đều tự chữa trị ở nhà. Mỗi khi bệnh quá nặng, ông sẽ đến phòng khám để mua thuốc. Trước đây, khi còn sức khỏe, ông lão vẫn trồng chọt trên hơn 10 mẫu ruộng. Tuổi càng cao, sức khỏe càng kém. Hiện tại ông chỉ có thể trồng một số loại rau ngắn ngày để bán rong.

Tháng 12/2023, ông ngất xỉu khi đứng dậy đi vệ sinh vào ban đêm. Hàng xóm chỉ phát hiện ra điều này khi đến thăm. Sau đó ông già được đưa đến bệnh viện.

Sau vài ngày điều trị, ông lão đã khá hơn phần nào và sẽ xuất viện sau vài ngày theo dõi nữa mà không có vấn đề gì. Nhìn những người bệnh cùng phòng, ông lão bất lực lau nước mắt. Ông suốt đời đi chăm sóc người khác trong bệnh viện mà chưa bao giờ được hưởng điều đó!

Đáng nói, ông lão không có dép nên phải đi bằng chân trần. Thời tiết lúc đó đã trở lạnh. Không còn cách nào khác, ông lão nhặt về hai chiếc túi bóng và xỏ vào chân mình như một đôi giày. Ngoài ra, ông chỉ có một chiếc cốc dùng một lần đặt cạnh giường bệnh.

73edcea2861c4e9d9212641857b07124-1724838900420-17248389007001523114315-1724893772207-1724893773257849851644.jpeg

Ông cụ dùng túi bóng để che đôi chân trần. Ảnh: Sohu

Kể từ khi được đưa đến bệnh viện, ông đã một ngày không ăn gì. Những người nhà khác trong phòng bệnh chứng kiến cảnh này đều cảm thông trước hoàn cảnh của ông cụ. Một người phụ nữ đã mua cho ông đôi dép và bát cháo nóng. Ông lão cảm động trước sự giúp đỡ này, không kìm được nước mắt.

Để cảm ơn người phụ nữ, ông đã lấy từ trong túi ra một tờ 10 NDT (khoảng 35 nghìn đồng), rốt cuộc thì ông cũng chỉ có bấy nhiêu tiền.

Video sau khi được đăng tải đã nhanh chóng được lan truyền. Hầu hết mọi người đều thương cho hoàn cảnh của cụ ông. Cũng có người trách con ông quá vô tâm, để cha gia phải đi bệnh viện một mình.

Niềm an ủi khi về già

Từ câu chuyện trên có thể thấy, cha mẹ khi về già luôn cần sự đồng hành và chăm sóc của con cháu. Đây có thể coi là một hiện tượng phổ biến trong xã hội bộn bề ngày nay. Người trẻ luôn luôn vội vàng làm việc và kiếm sống. Người thì lên thành phố, người thì ra nước ngoài, tất cả đều thiếu đi thời gian để dành cho cha mẹ mình.

Sinh, lão, bệnh, tử là những trạng thái tất yếu của cuộc sống. Ai cũng sẽ già đi và ai cũng sẽ ốm đau vào một lúc nào đó. Khi con cái ốm, cha mẹ luôn là người túc trực chăm sóc từng li từng tí. Vậy khi cha mẹ già yếu, con cái có thể ở bên và chăm sóc liên tục hay không?

Cha mẹ đã làm việc chăm chỉ và vất vả suốt 2/3 cuộc đời để lo cho con cái một cuộc sống đủ đầy. Do đó, khi cha mẹ đã già đi, đôi vai còng xuống, không còn sức lực như trước, đến lượt con cái đứng lên gánh vác gia đình.

5189b6baa9d3454cbe37fde9093e8ac8-1724838936239-17248389363771924719609-1724893773815-17248937740361891949851.jpeg

Cha mẹ về già luôn mong có con cái ở cạnh. Ảnh: Sohu

Chăm sóc người bệnh lâu ngày chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Một mặt, nó là gánh nặng kinh tế, mặt khác, nó là gánh nặng thời gian, chưa kể tới những áp lực về tinh thần. Tuy nhiên, dù thực tế có khó khăn đến đâu, chúng ta cũng phải nỗ lực vượt qua và cố gắng hết sức để thực hiện.

Cha mẹ sẽ không trách con cái, nhưng con cái phải nghiêm túc nhìn nhận điều đó. Chỉ cần có chút thời gian, chúng ta nên chủ động gọi điện thoại cho cha mẹ, chỉ cần thu xếp được thì về nhà một chút, đó cũng là món quà quý giá dành cho cha mẹ.

Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, cha mẹ cũng nên tự chuẩn bị cho cuộc sống tuổi già, trong đó bao gồm các yếu tố quan trọng như quản lý tài chính và đảm bảo sự độc lập trong giai đoạn cuộc sống sau hưu. Thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào con cái, họ sẽ giữ được sự tự chủ và một tinh thần thoải mái, tự do cho chính bản thân.

Theo Sohu

Thùy Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022