Trong bối cảnh nghi phạm A (48 tuổi), giáo viên gây ra vụ án mạng học sinh tiểu học tại Daejeon (Hàn Quốc), được xác định có tiền sử trầm cảm, nhiều chuyên gia đồng loạt khẳng định hành vi của A trước và sau khi gây án khó có thể coi là hậu quả của việc trầm cảm trở nặng. Đồng thời, họ cũng bày tỏ lo ngại việc quy kết trầm cảm là nguyên nhân của vụ án mạng này có thể dẫn đến việc người bệnh né tránh điều trị.

000342062300120250214093217839-17395077239671489672247-1739512151494-1739512152487349452487-1739545666147-1739545667562294269601.jpg

Di ảnh bé Kim Ha-neul được đặt tại nhà tang lễ của Bệnh viện Đại học Konyang ở Seo-gu, Daejeon (Hàn Quốc)

Chuyên gia tâm thần học: "Không nên xem trầm cảm là nguyên nhân gây án"

Ngày 13, Giáo sư Jeon Deok In, khoa Tâm thần học, Bệnh viện Sacred Heart thuộc Đại học Hallym, trả lời phỏng vấn tờ JoongAng Ilbo:"Việc trầm cảm trở nặng dẫn đến suy giảm khả năng phán đoán và kiểm soát cảm xúc, từ đó gây ra hành vi tự hại hoặc tự sát là điều có thể xảy ra. Tuy nhiên, trường hợp gia tăng tính hung hãn đối với người khác rất hiếm gặp".Giáo sư Lee Hae Guk (Bệnh viện St. Mary Uijeongbu) cũng đồng tình:"Trầm cảm hầu như không làm tăng tính hung hãn. Việc coi trầm cảm là nguyên nhân gây án của A là rất khó".Giáo sư Lee còn so sánh:"Việc này cũng giống như một bệnh nhân cao huyết áp phạm tội, chúng ta không thể quy kết cao huyết áp là nguyên nhân".

Các triệu chứng chính của trầm cảm là giảm ham muốn và cảm giác buồn bã. Trầm cảm phổ biến đến mức 15% dân số Hàn Quốc từng mắc ít nhất một lần trong đời. Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, tính đến năm 2022, tỷ lệ người trưởng thành mắc trầm cảm ở nước này là 3,9% nam và 6,1% nữ. Giáo sư Han Chang Soo (Bệnh viện Guro thuộc Đại học Hàn Quốc) giải thích:"Trầm cảm là những triệu chứng xuất hiện khi cảm xúc lo lắng, tức giận bị dồn nén bên trong".

high-functioning-depression-minddoc-magazine-app-online-therapy-17395081964351994866980-1739512154301-17395121544721317090277-1739545669535-17395456696911593275356.png

Các chuyên gia lo ngại "hiệu ứng kỳ thị" đối với trầm cảm sẽ ngày càng gia tăng, khiến người bệnh e ngại tìm kiếm sự giúp đỡ. Trên thực tế, tại các cơ sở khám chữa bệnh, ngày càng nhiều bệnh nhân bày tỏ nỗi sợ hãi:"Mọi người dường như coi bệnh nhân trầm cảm là những tội phạm tiềm ẩn","Tôi lo lắng đồng nghiệp sẽ biết mình bị trầm cảm".Giáo sư Han Chang Soo nhấn mạnh:"Không nên kỳ thị và cô lập người bệnh trầm cảm".Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc cũng ra thông cáo báo chí trong ngày 13, khẳng định:"Nhiều nghiên cứu trên bệnh nhân trầm cảm cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng so với người không mắc bệnh".Thông cáo cũng chỉ ra:"Việc lập luận 'người bị trầm cảm gây án, vậy trầm cảm là nguyên nhân' sẽ làm gia tăng định kiến tiêu cực và phân biệt đối xử với người bệnh, cản trở quá trình điều trị".

Hành vi của nữ giáo viên sát hại học sinh tiểu học có liên quan đến bệnh trầm cảm?

Phân tích hành vi của A trước và sau khi gây án cho thấy chúng không giống với biểu hiện của người bị trầm cảm nặng. Giáo sư Baek Jong Woo (Trưởng khoa Nghiên cứu Chính sách, Hiệp hội Tâm thần kinh Hàn Quốc, Đại học Y khoa Kyung Hee) cho biết:"Trong suốt 27 năm làm việc và điều trị cho hơn 10.000 bệnh nhân, tôi chưa từng gặp trường hợp nào giết người theo cách này. Việc lên kế hoạch sát hại ai đó không phải là biểu hiện của bệnh trầm cảm".Giáo sư Baek phân tích thêm:"A đã chuẩn bị hung khí từ trước, bình tĩnh lựa chọn mục tiêu, thản nhiên nói dối người bà đang tìm cháu và tìm cách che giấu hành vi phạm tội".Ông cho rằng đây là một"vụ án giết người có động cơ bất thường (giết người bừa bãi)"được lên kế hoạch kỹ lưỡng.

ec1b6753-182e-4ee5-96cb-cec7435eddad-1739506248561-17395062487051196108306-1739512155058-1739512155229691337762-1739545670361-1739545670492285758096.jpg

Giáo sư Lee Soo Jung (khoa Tâm lý tội phạm, Đại học Kyunggi) nhận định:"Việc A nói 'tại sao chỉ mình tôi bất hạnh' là thái độ điển hình của những kẻ gây án trong các vụ giết người bừa bãi".Bà phân tích:"Những kẻ phạm tội kiểu này tìm kiếm đối tượng để trút giận lên xã hội mà không quan tâm nạn nhân là ai. Tuy nhiên, chúng lại chọn những nạn nhân có khả năng tự vệ yếu".

Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe tâm thần toàn diện cho giáo viên sau vụ việc này. Các chuyên gia cũng khuyến nghị cần có hệ thống tách ngay lập tức những giáo viên có hành vi bất thường ra khỏi học sinh. Giáo sư Lee Soo Jung chỉ ra:"Trước khi gây án, A đã có những dấu hiệu báo trước như đập phá máy tính và hành hung đồng nghiệp. Lúc đó, cần phải có sự can thiệp của chuyên gia và báo cáo cảnh sát".Bác sĩ chuyên khoa tâm thần Lee So Hee (Bệnh viện Quốc gia Trung ương) cũng khẳng định:"Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần phải ngay lập tức tách giáo viên đó ra khỏi học sinh".

Theo Naver

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022