Phát hiện gây sốc của nhà thám hiểm người Mỹ 

Mel Fisher được biết đến với biệt danh ''thợ săn kho báu''. Người đàn ông này đã dành cả cuộc đời của mình để chinh phục ước mơ tìm ra những kho báu nổi tiếng trên thế giới. Đến năm 1955, Mel thành lập Công ty Kho báu Mel Fisher, chuyên trục vớt tàu chìm trên biển.

Năm 1960, Mel lần đầu biết đến tàu chìm Nuestra Senora de Atocha. Từ đó, ông dành toàn bộ tâm sức, tiền của để tìm kiếm ''kho báu dưới nước'' nổi tiếng khắp thế giới này. Cùng với sự ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình của vợ con, đam mê tìm kiếm kho báu của Mel Fisher đã đạt được thành quả to lớn vào những năm 1980. 

3007577035439457699455988591179870245598631n-17240534085771531557450-1724115337202-17241153374961903250381.jpg

Theo đó, vào năm 1975, con trai cả của Fisher - Dirk đã tìm thấy 3 thanh bạc và 5 khẩu đại bác bằng đồng được cho là từ tàu Atocha. Đến năm 1985, Mel Fisher chính thức tìm ra xác tàu Nuestra Senora de Atocha. Trên con tàu này có chứa đến 40 tấn kho báu, trong đó có 8 tấn vàng, 500kg đá quý, hơn 1.000 thỏi bạc, khoảng 32kg ngọc lục bảo Colombia và nhiều đồ trang sức quý giá khác.  

Theo thống kê, ở thời điểm được tìm thấy, số lượng vàng bạc, hàng hóa được tìm thấy trên tàu Nuestra Senora de Atocha lên đến 500 triệu USD.

Cũng theo thông tin từ phía công ty của Mel Fisher cung cấp, tàu Nuestra Senora de Atocha chìm ở độ sâu khoảng 30 dặm tại bờ biển Key West, Florida (Mỹ). Mel và đội ngũ nhân viên, cộng sự của mình đã dùng mọi phương án tiên tiến nhất hiện có để tìm kiếm con tàu trong nhiều năm. Và kết quả khiến người đàn ông này vô cùng tự hào.

Bí ẩn tàu chìm Nuestra Senora de Atocha

Phát hiện của Mel Fisher ngay lập tức trở thành chủ đề được truyền thông tại Mỹ và toàn thế giới quan tâm. Cũng từ đây, các thông tin về tàu Nuestra Senora de Atocha được hé hộ. 

Theo đó, Nuestra Señora de Atocha đã thực hiện một cuộc vận chuyển lượng hàng hóa lớn cướp bóc được từ Colombia, Peru, Mexico và Venezuela đến Tây Ban Nha vào năm 1622. Theo đó, số lượng hàng hóa được chất lên tàu Atocha lớn đến mức người ta phải mất 2 tháng để chất hàng lên tàu.

3e0aeb2a9ad8444fad379b772987d4a5noop-17240533830021728826595-1724115337910-17241153379741997395801.jpg

Khi đang di chuyển trên biển, một cơn bão ập đến khiến tàu Atocha cùng nhiều tàu khác bị đánh chìm trong khu vực cách vùng biển Florida khoảng 70 dặm về phía Tây. Số hàng hóa trên tàu bao gồm vàng bạc, đồng, rương, sung thần công, pháp, đĩa vàng, trang sức, kiện thuốc lá và nhiều đồ dùng cá nhân khác. 

Ngay sau khi tàu Atocha chìm, trung tâm trung tâm hành chính Tây Ban Nha ở Havana, Cuba đã cử 5 con tàu lớn đến để trục vớt hàng hóa. Tuy nhiên, do công nghệ thời đó chưa phát triển nên việc trục vớt gặp nhiều khó khăn. Về sau, có rất nhiều cuộc trục vớt tàu Nuestra Señora de Atocha được thực hiện nhưng đều thất bại.

Tranh chấp xoay quanh con tàu 

Sau khi Nuestra Señora de Atocha được tìm thấy, bang Florida (Mỹ) đã tuyên bố quyền sở hữu con tàu và buộc Mel phải chuyển cho bang 25% số kho báu tìm được. Về phía Mel, ông không chấp thuận yêu cầu này, còn cho biết sẵn sàng tranh kiện để trở thành người duy nhất sở hữu Nuestra Señora de Atocha. Vụ tranh chấp giữa 2 bên kéo dài từ năm 1984 đến 1992, cuối cùng, Tòa án Tối cao Mỹ đã đưa ra phán quyết Mel được trao quyền sở hữu tất cả số châu báu được tìm thấy từ tàu Nuestra Señora de Atocha.

500-1724053382987926670363-1724115338621-17241153387161280038246.jpg

Cũng sau vụ kiện tụng này, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật đắm tàu. Nội dung của đạo luật cho phép các bang có quyền đối với những vụ đắm tàu nằm trong phạm vi 3 dặm tính từ bờ biển của họ.

Vài năm sau đó, Mel cho xây dựng một viện bảo tàng đặt tên là Bảo tàng Hàng hải Mel Fisher ở Key West (Florida - Mỹ), chuyên trưng bày các bảo vật, đồ cổ liên quan đến con tàu Nuestra Señora de Atocha. Đến nay, nơi đây vẫn là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan, tìm hiểu. Vào năm 2014, Nuestra Señora de Atocha đã được Sách Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là tàu đắm có giá trị nhất được tìm thấy trong đại dương.

Theo Sina

Khuê Hiền

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022