"Con trai, hãy đọc thêm sách đi, kỳ thi đại học sắp đến rồi đấy" - Trước kỳ thi đại học cam go, bố của Tiểu Châu (Trung Quốc) dặn dò con, sợ con lơ đễnh lỡ mất tương lai. Đứa con bình tĩnh động viên: "Bố yên tâm đi, sức học của con thì bố đã biết rồi mà? Con chắc chắn sẽ thi vào một trường 985 cho bố tự hào".

Bố mẹ của Tiểu Châu đều là công nhân bình thường, họ đặt tất cả kỳ vọng vào con trai. Họ không có khả năng và chưa từng học qua sách vở, sau nhiều lần thất bại mới nhận ra giá trị của việc học.

Vì vậy, kể từ khi Tiểu Châu ra đời, để không để con thua ngay từ vạch xuất phát, bố mẹ ngày ngày nỗ lực làm việc để kiếm tiền, gửi con vào trường tư, từ mẫu giáo đến trung học, học phí hàng năm của Tiểu Châu lên tới vài chục ngàn Nhân dân tệ. Họ nghĩ rằng nếu con có thể phát triển tốt hơn trong tương lai, tất cả những điều này đều đáng giá.

Khi Tiểu Châu muốn đăng ký các lớp học thêm, bố mẹ luôn không cản trở, như là trống, piano, v.v. Cậu bé thường chỉ là nhất thời hứng thú, mua về không lâu sau đã trở thành đồ bỏ đi.

Thấy con trai quá nổi trội, bố mẹ Tiểu Châu cũng không kỳ vọng vào việc con sẽ có sự đột phá, chỉ mong con tham gia kỳ thi đại học tốt, đạt kết quả cao, vào được trường danh tiếng.

c8686c980c2a45e792ed8070439fb113-17232793403431798565422-191254-1723343494532-17233434957161192651720.jpeg

Ảnh minh hoạ

Nhưng hầu hết các lúc được bố mẹ nhắc nhở, Tiểu Châu chỉ đang chăm chú vào nhân vật game chạy trên điện thoại, đáp qua loa vài câu rồi quay đi không thèm để ý.

Thấy cảnh này, ông bố thở dài, dọn dẹp đống snack rơi vãi của con, không khỏi lo lắng. Thời gian đến kỳ thi đại học chỉ còn chưa đầy một tuần, những đứa trẻ nhà khác đều đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi ở trường, trong khi con trai của ông mỗi ngày chỉ ở nhà ăn snack và chơi game, miệng thì toàn những lời vô nghĩa, lại còn nói mình có thể vào được trường thuộc nhóm 985.

"Trường danh tiếng á? Mẹ xem con thi vào trường dạy nghề còn không ai nhận đâu", mẹ Tiểu Châu thấy con trai chơi game, châm chọc. Tiểu Châu cười nhếch mép, đáp lại: "Bố mẹ cứ không tin, đến lúc đó ĐH Thanh Hoa và Bắc Kinh sẽ phải mời con vào học".

Tuy nhiên, khi kỳ thi kết thúc, Tiểu Châu thực sự đứng trước cửa nhà với thông báo nhập học của Thanh Hoa khiến bố mẹ không khỏi ngạc nhiên. Họ nhớ rằng kết quả của con trai cao nhất cũng chỉ khoảng 300 điểm (trên thang điểm 750 điểm), vậy làm sao có thể vào được Thanh Hoa?

Sau khi tìm hiểu, cha mẹ Tiểu Châu được biết con đã đăng ký một lớp đào tạo, và người phụ trách này nói rằng chỉ cần đạt giải vàng trong cuộc thi là có thể được miễn thi vào Thanh Hoa. Tiểu Châu cũng chỉ vào chứng chỉ giải thưởng của mình và nói rằng giấc mơ vào đại học danh tiếng của bố mẹ cậu đã thực hiện được. Điều này khiến hai người không khỏi tự hào.

Dù sao đi nữa, con trai cuối cùng đã được Thanh Hoa nhận vào học, mọi việc đã ổn. Nhưng vào ngày khai giảng, khi cả gia đình đến trường để báo danh, họ đã bị chặn ngoài cổng không cho vào. Hóa ra thông báo nhập học là giả.

Tiểu Châu cảm thấy như sét đánh ngang tai, vội đi tìm giáo viên của tổ chức, nhưng gọi điện thoại thì số đã không còn hoạt động. Hóa ra mọi chuyện đều là trò lừa đảo. Tiểu Châu suy sụp và khóc, bố mẹ cũng rất bất lực, đành phải để con học lại một năm nữa.

Các thí sinh đạt kết quả tốt trong Cao khảo có cơ hội được nhận vào các trường đại học tốt hơn, nơi đảm bảo 1 tương lai tương sáng hơn sau khi tốt nghiệp, thậm chí quyết định sự giàu có và quyền lực. Đối với hầu hết người Trung Quốc, nhất là những người có xuất thân yếu thế, thì điểm cao trong kỳ thi đại học là phương tiện duy nhất để thay đổi đáng kể số phận của họ.

Để chuẩn bị cho cuộc thi sinh tử này, thí sinh không có cách nào khác là học, học và học, cày ngày cày đêm, mọi giờ có thể. Rất nhiều học sinh hoàn thành các môn học trong năm thứ 2 ở trung học và dành 1 năm còn lại để nhồi nhét chuẩn bị cho kì thi.

Nhiều người muốn tìm cách tắt để vào được trường danh tiếng, nhưng trên thế giới này không có con đường tắt, chỉ có nỗ lực học tập mới có cơ hội trở nên xuất sắc hơn. Cuộc đời không có nỗ lực vô ích, mỗi bước đều là sự trưởng thành.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022