1. Gây tăng cân

Ăn quá nhanh khiến não bộ không nhận được tín hiệu báo no, dẫn đến việc ăn quá nhiều so với nhu cầu thực. Khi lượng calo tiêu thụ vượt quá mức cần thiết, bạn sẽ tăng cân nhanh chóng. Nghiên cứu chỉ ra ăn nhanh là một yếu tố nguy cơ dẫn đến thừa cân, béo phì. Những người ăn nhanh có nguy cơ béo phì cao gấp đôi những người ăn chậm.

1-7633-1723524341.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=A9Vu7mowsRLSLEJ16fj8JQ

Ăn quá nhanh gây tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

2. Rối loạn tiêu hóa

Ăn quá nhanh thường khiến bạn nuốt nhiều không khí cùng với thức ăn, gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu. Ăn nhanh cũng khiến bạn nhai không kỹ thức ăn và thức ăn tắc nghẽn trong đường tiêu hóa, gây khó chịu, dẫn đến trào ngược axit dạ dày.

3. Tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý mãn tính

Ăn nhanh làm tăng đột ngột lượng insulin trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường, tim mạch. Ăn nhanh dẫn đến tăng cân, béo phì - yếu tố chính gây ra bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, động mạch vành, đột quỵ...

eat-slower-better-1407443788-5701-1723524341.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xkxty_4j-4TuCKL-VNhoNg

Nên dành ít nhất 20 phút cho mỗi bữa ăn.

Chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên dành ít nhất 20 phút cho bữa ăn. Ăn chậm, nhai kỹ, thưởng thức món ăn giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ tăng cân, béo phì, ổn định sức khỏe.

Vienne (Theo Health)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022