Sáng mùng 9 Tết (tức 5/2), góc đường Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ (quận 6) tấp nập người dân mua mía để cúng vía Ngọc Hoàng. Hơn 20 năm nay, vào dịp này, nơi đây lại trở thành "chợ mía" giá sỉ nhộn nhịp.
Ngày vía Ngọc hoàng (hay còn gọi vía Trời) mùng 9 Tết là một lễ quan trọng của cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Theo quan niệm dân gian "Mùng 9 vía trời mùng 10 vía đất". Tức mùng 9 là cúng ngày sinh của Ngọc hoàng, còn mùng 10 là cúng thổ địa.
Lễ cúng "vía trời" bao gồm: cặp mía, nhang, đèn cầy, hoa, trà, vàng mã, đường đổ khuôn... Trong đó lễ vật không thể thiếu là cây mía, tượng trưng cho chiếc thang lên trời. Người cúng cầu mong sức khỏe, may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Sáng mùng 9 Tết (tức 5/2), góc đường Lê Quang Sung - Phạm Đình Hổ (quận 6) tấp nập người dân mua mía để cúng vía Ngọc Hoàng. Hơn 20 năm nay, vào dịp này, nơi đây lại trở thành "chợ mía" giá sỉ nhộn nhịp.
Ngày vía Ngọc hoàng (hay còn gọi vía Trời) mùng 9 Tết là một lễ quan trọng của cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Theo quan niệm dân gian "Mùng 9 vía trời mùng 10 vía đất". Tức mùng 9 là cúng ngày sinh của Ngọc hoàng, còn mùng 10 là cúng thổ địa.
Lễ cúng "vía trời" bao gồm: cặp mía, nhang, đèn cầy, hoa, trà, vàng mã, đường đổ khuôn... Trong đó lễ vật không thể thiếu là cây mía, tượng trưng cho chiếc thang lên trời. Người cúng cầu mong sức khỏe, may mắn, thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Đường Lê Quang Sung có khoảng 5 vựa mía, chuyên bán lẻ và sỉ cho các chợ ở khu vực Chợ Lớn. Giống mía tây của Tiền Giang được ưa chuộng trong ngày vía Ngọc Hoàng vì có màu vàng đẹp mắt.
Đường Lê Quang Sung có khoảng 5 vựa mía, chuyên bán lẻ và sỉ cho các chợ ở khu vực Chợ Lớn. Giống mía tây của Tiền Giang được ưa chuộng trong ngày vía Ngọc Hoàng vì có màu vàng đẹp mắt.
Ông Trần Ngọc Vân, 46 tuổi tập kết mía tại khu cư xá gần chỗ bán trên đường Lê Quang Sung. Quê Tiền Giang, gần 10 năm nay, mỗi dịp vía Ngọc Hoàng ông đều lên đây bán mía. Đợt này ông nhập từ Tiền Giang 5.000 cây mía tây thân vàng, tương đương mọi năm. "Tôi chủ yếu bán sỉ cho tiểu thương mấy chợ gần đây, đến chiều là bán gần hết ", ông nói.
Ông Trần Ngọc Vân, 46 tuổi tập kết mía tại khu cư xá gần chỗ bán trên đường Lê Quang Sung. Quê Tiền Giang, gần 10 năm nay, mỗi dịp vía Ngọc Hoàng ông đều lên đây bán mía. Đợt này ông nhập từ Tiền Giang 5.000 cây mía tây thân vàng, tương đương mọi năm. "Tôi chủ yếu bán sỉ cho tiểu thương mấy chợ gần đây, đến chiều là bán gần hết ", ông nói.
Giá mía tương đương cùng kỳ năm ngoái, từ 50 đến 70.000 đồng một cặp. Theo người bán, giá dịp này cao hơn ngày thường gấp đôi, nếu khách mua trễ chỉ còn cây xấu, còi cọc giá sẽ thấp hơn.
Giá mía tương đương cùng kỳ năm ngoái, từ 50 đến 70.000 đồng một cặp. Theo người bán, giá dịp này cao hơn ngày thường gấp đôi, nếu khách mua trễ chỉ còn cây xấu, còi cọc giá sẽ thấp hơn.
Bà Trần Nhật Nữ (quận 6) mua một cặp mía với giá 70.000 đồng về cúng. "Mía vía Ngọc Hoàng phải thẳng, còn nguyên tán lá, đốt đều và không được sâu, thân màu vàng tươi", người phụ nữ 70 tuổi cho biết.
Bà Trần Nhật Nữ (quận 6) mua một cặp mía với giá 70.000 đồng về cúng. "Mía vía Ngọc Hoàng phải thẳng, còn nguyên tán lá, đốt đều và không được sâu, thân màu vàng tươi", người phụ nữ 70 tuổi cho biết.
Mía cao khoảng hai mét nên nhiều người đi ôtô hoặc thuê taxi để chở mía về.
Mía cao khoảng hai mét nên nhiều người đi ôtô hoặc thuê taxi để chở mía về.
Anh Mai Phương Hồ mua sỉ 5 bó mía về bán lẻ trong chợ. Mỗi bó 12 cây có giá sỉ khoảng 240.000-270.000 đồng.
Anh Mai Phương Hồ mua sỉ 5 bó mía về bán lẻ trong chợ. Mỗi bó 12 cây có giá sỉ khoảng 240.000-270.000 đồng.
Chợ mía đường Lê Quang Sung chỉ bán trong khoảng hai ngày, thường nhộn nhịp vào buổi sáng.
Chợ mía đường Lê Quang Sung chỉ bán trong khoảng hai ngày, thường nhộn nhịp vào buổi sáng.
Anh Nguyễn Tấn Đức (35 tuổi) từ thành phố Long Khánh (Đồng Nai) lên chợ Thiếc để mua đồ cúng vía Ngọc Hoàng. Anh cho biết năm nào cũng đến đây sắm vàng mã, bánh đường cho gia đình ở quê cúng. "Tôi chi hơn nửa triệu đồng chỉ để mua vàng mã vì ở đây làm tinh xảo, nhiều loại phong phú ", anh Đức nói.
Theo tiểu thương, đồ mã vía Ngọc Hoàng gồm các loại như tháp giấy, thùng vàng bạc, mũ, râu vàng... có giá từ vài chục đến gần 200.000 đồng mỗi loại.
Anh Nguyễn Tấn Đức (35 tuổi) từ thành phố Long Khánh (Đồng Nai) lên chợ Thiếc để mua đồ cúng vía Ngọc Hoàng. Anh cho biết năm nào cũng đến đây sắm vàng mã, bánh đường cho gia đình ở quê cúng. "Tôi chi hơn nửa triệu đồng chỉ để mua vàng mã vì ở đây làm tinh xảo, nhiều loại phong phú ", anh Đức nói.
Theo tiểu thương, đồ mã vía Ngọc Hoàng gồm các loại như tháp giấy, thùng vàng bạc, mũ, râu vàng... có giá từ vài chục đến gần 200.000 đồng mỗi loại.
Bên cạnh hoa quả, dừa cũng là loại trái thường được cúng vía Ngọc Hoàng với ý nghĩa mang lại sự mát mẻ, dồi dào. Dừa xiêm loại lột vỏ, đính nơ trang trí có giá 20.000 đồng một trái.
Bên cạnh hoa quả, dừa cũng là loại trái thường được cúng vía Ngọc Hoàng với ý nghĩa mang lại sự mát mẻ, dồi dào. Dừa xiêm loại lột vỏ, đính nơ trang trí có giá 20.000 đồng một trái.
Các loại hoa cúng như vạn thọ, cúc... được bó sẵn cũng đắt hàng dịp đầu năm mới, với giá từ 10.000 đến 30.000 đồng một cây.
Các loại hoa cúng như vạn thọ, cúc... được bó sẵn cũng đắt hàng dịp đầu năm mới, với giá từ 10.000 đến 30.000 đồng một cây.
Quỳnh Trần