Đơn vị được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công nhận là "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" thông qua chương trình tài trợ thương mại và chuỗi cung ứng (TSCFP), ngày 3/9. Giải thưởng ghi nhận năng lực và kết quả trong thúc đẩy tài trợ thương mại và hỗ trợ phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Theo ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank, với sự hỗ trợ từ ADB và các đối tác quốc tế, ngân hàng cam kết tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển xanh và bền vững. Các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng tái tạo và quản lý tài nguyên hiệu quả. Nhà băng mong muốn tiếp tục đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy nền kinh tế xanh tại Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồng.

5-9-202410-945005977-3872-1725554450.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=h6zJ2We4kW7nunEsNFdXkw

Đại diện HDBank nhận giải về tài trợ thương mại, ESG từ ADB. Ảnh: HDBank

Tính riêng trong tháng 8, ADB nâng hạn mức tài trợ thương mại dành cho HDBank từ 145 triệu USD lên 200 triệu USD đối với hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại và vay tín dụng tuần hoàn. Kết quả thể hiện sự đánh giá cao của ADB về năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu quả trong quá trình hợp tác.

Trong khuôn khổ hợp tác chiến lược với ADB, HDBank tập trung tài trợ thương mại, đẩy mạnh triển khai các sáng kiến về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nhà băng cũng tham gia dự án tư vấn kỹ thuật phát triển danh mục tín dụng xanh, bền vững.

hdb-1-1725554400-8832-1725554451.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=igccXKGA_JhM0GOuMHrejA

Khách giao dịch tại HDBank. Ảnh: HDBank

Ngân hàng đồng thời tham gia giai đoạn hai của dự án hỗ trợ phát triển kinh tế toàn diện cho người khuyết tật, hoàn thành dự án ADB Climate Tagging. Điều này giúp cải thiện việc phân loại các giao dịch tài trợ thương mại có yếu tố tích cực với khí hậu.

Danh mục hỗ trợ của ADB tại Việt Nam tập trung vào các chương trình chuyển đổi nền kinh tế xanh, khai thác khu vực tư nhân, thúc đẩy công bằng xã hội, tăng cường khả năng chống chịu khí hậu, thúc đẩy phát triển bền vững, cải thiện kết nối giao thông, cải thiện đời sống vùng sâu vùng xa.

Tính đến hết 2023, tổng giá trị giải ngân lũy kế các khoản vay và viện trợ không hoàn lại ở cả khu vực công và tư nhân mà ADB dành cho Việt Nam là 12,79 tỷ USD. Quỹ được tài trợ từ nguồn vốn thông thường và vốn thông thường ưu đãi, quỹ Phát triển châu Á... Với cam kết hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050, ADB tích cực đẩy mạnh các dự án tài trợ nhằm hoàn thiện và nuôi dưỡng hoạt động ngân hàng xanh.

Hết quý II/2024, tổng tài sản của HDBank đạt 624.443 tỷ đồng, tăng 3,7% so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 12,5%, đạt hơn 386.000 tỷ đồng; tổng tiền gửi khách hàng tăng 4,3%. Sau 6 tháng đầu năm, ngân hàng đạt 8.165 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 48,9% so với cùng kỳ song song các chỉ số về an toàn vốn và hiệu quả hoạt động được nâng cao. Năm nay, HDBank là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam công bố báo cáo phát triển bền vững với cam kết trở thành ngân hàng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Thái Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022