Báo cáo thể hiện các nội dung liên quan đến lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero của Vinamilk như kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064, các đơn vị đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014, các chương trình hành động... Báo cáo cũng trình bày các phương thức quản lý, mục tiêu nhằm phác họa toàn cảnh bức tranh hoạt động trong năm, và định hướng phát triển bền vững cho tương lai. Nhằm đảm bảo yếu tố minh bạch, báo cáo có sự tham gia của các đơn vị kiểm toán độc lập.

Bên cạnh đó, báo cáo còn trình bày một số chỉ tiêu được công bố bổ sung theo hướng dẫn của GRI (Global Reporting Initiative - Sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo phát triển bền vững) dành riêng cho lĩnh vực thực phẩm (GRI Food Processing). Các mục tiêu và hoạt động chiến lược trong định hướng của Vinamilk cũng gắn với các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (17 Sustainable Development Goals) và Khung phát triển bền vững ngành sữa toàn cầu (Dairy Sustainability Framework - DSF).

Đại diện Vinamilk cho biết, kết quả quan trọng từ dự án với DSF giúp doanh nghiệp đưa ra 11 khía cạnh trọng yếu cùng 6 khía cạnh ưu tiên về phát triển bền vững. Đây là một bước tiến quan trọng giúp định hướng chiến lược phát triển bền vững của Vinamilk đi sát vào trọng tâm của ngành sữa.

2-2-1718270405-9700-1718334305.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=RnWnJl9oBY1U5Btcs1VoEg

Nội dung báo cáo chia theo 11 khía cạnh trọng yếu, người xem có thể truy cập nhanh vào từng khía cạnh. Ảnh chụp màn hình

Theo ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Cấp cao Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, báo cáo phát triển bền vững ngày càng được các nhà đầu tư quan tâm và đánh giá cao trước khi ra quyết định đầu tư vào các mã cổ phiếu, bên cạnh các loại báo cáo tài chính, quản trị. Những doanh nghiệp minh bạch thông tin và số liệu phát triển bền vững sẽ thu hút được những nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp nước ngoài, nhà đầu tư lớn. Lý do, những đơn vị này thường quan tâm đến quản trị và chiều sâu sản xuất - kinh doanh, tính trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Về lâu dài, các thực hành phát triển bền vững của các doanh nghiệp này cũng sẽ tác động đến nhà đầu tư cá nhân.

Ông lớn ngành sữa Việt ra mắt cuốn Báo cáo phát triển bền vững đầu tiên vào năm 2012, phát hành tự nguyện và độc lập với báo cáo thường niên. Tại thời điểm đó, chưa có các yêu cầu bắt buộc về lập và công bố báo cáo phát triển bền vững. Báo cáo được tham chiếu theo Chuẩn mực Sáng kiến Báo cáo toàn cầu về lập báo cáo phát triển bền vững (GRI Standards) được phát hành bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB) vào năm 2016, điều chỉnh năm 2021. Đây là chuẩn mực quốc tế và phiên bản mới nhất về lập Báo cáo phát triển bền vững.

Từ năm 2019 đến nay, Vinamilk đã giảm dần bản in khi công bố báo cáo phát triển bền vững, đồng thời phát triển phiên bản trực tuyến, giúp người xem dễ dàng tra cứu những thông tin cần thiết và góp phần giảm giấy in, bảo vệ môi trường.

Ông Trương Hiền Phương chia sẻ thêm, cá nhân ông đánh giá cao xu hướng công bố báo cáo phát triển bền vững vì thế giới đã đi trước 10-20 năm rồi, nhưng mới được phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. "Hiện nay mới có doanh nghiệp lớn chủ động công bố báo cáo phát triển bền vững nhưng tôi hy vọng, sau này những doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ nhận ra điểm mạnh và sẽ đi theo xu hướng này để có thể mang đến những lợi ích tốt hơn cho người tiêu dùng, cộng đồng và xã hội" , ông Phương nói.

Theo bà Trần Thái Thoại Trân, Giám đốc Phòng Kiểm soát nội bộ và Quản lý rủi ro Vinamilk, để có thể quản lý hiệu quả khía cạnh phát triển bền vững, nền tảng cơ bản cần bắt đầu chính là cơ sở dữ liệu và sự hiểu biết về dữ liệu. Với phương châm những gì đo lường được thì quản lý được, đằng sau mỗi cuốn báo cáo là kho dữ liệu khổng lồ, giúp Vinamilk có được bức tranh đúng và đủ về thực hành phát triển bền vững của công ty. "Điều này cũng giúp chúng tôi cung cấp được dữ liệu chính xác, minh bạch và thống nhất cho các bên liên quan", bà Trân nói.

Việc các doanh nghiệp niêm yết lập báo cáo ESG hay rộng hơn là báo cáo phát triển bền vững được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán. Công bố Báo cáo phát triển bền vững là thực hành rất cần thiết của doanh nghiệp thể hiện sự minh bạch, chuyên nghiệp và chú trọng cho phát triển bền vững. Cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030. Một trong những nội dung đáng chú ý là chỉ đạo về việc áp dụng thông lệ về tiêu chuẩn môi trường, xã hội và quản trị công ty (ESG) tại các Sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hướng tới yếu tố phát triển bền vững theo thông lệ quốc tế.

Vinamilk có một quy trình cho việc lập báo cáo, theo đó, nhân sự được phân công cụ thể đến từng lĩnh vực và đơn vị thành viên để việc thu thập dữ liệu, soạn thảo, công bố được đảm bảo. Với 12 cuốn báo cáo phát triển bền vững có hàm lượng thông tin, dữ liệu khổng lồ, Vinamilk là một ví dụ điển hình về sự chủ động và chuyên nghiệp. Cũng nhờ đó, doanh nghiệp này thường xuyên góp mặt tại các giải thưởng lớn với các vị trí dẫn đầu về báo cáo phát triển bền vững.

5-2-jpg-1718270490-2656-1718334305.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IGECCFk3PsKzzvFlWT3oIw

Đại diện Vinamilk nhận giải nhất Báo cáo Phát triển bền vững trong Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2023. Ảnh: VNM

Đại diện Hội đồng bình chọn của Cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2023 chia sẻ: "Báo cáo của Vinamilk tiếp tục là một báo cáo chuẩn, bao gồm đầy đủ các chỉ tiêu và lãnh vực quan trọng; được trình bày súc tích, gọn gàng với số lượng trang báo cáo trong mức vừa phải". Ngay từ đầu báo cáo, thông điệp của Tổng giám đốc đã cho thấy một sự cam kết cao của Ban lãnh đạo Vinamilk và sự lồng ghép thành công yếu tố phát triển bền vững vào trong chiến lược kinh doanh. Điều này thể hiện ở các định hướng và cam kết nghiêm túc "đưa phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Hoàng Anh

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022