Tại lễ công bố Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2024, tập đoàn đa ngành Masan được vinh danh ở nhiều hạng mục. Theo đó, Masan là đơn vị dẫn đầu Khối Doanh nghiệp Niêm yết đạt cả 3 hạng mục ESG: Quản lý tài nguyên bền vững (E), Chiến lược nhân sự vì sự phát triển bền vững (S) và Quản trị doanh nghiệp xuất sắc (G).

1-7850-1722823508.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TtSHz-MSHqA9Vfzq0wUgPA

Đại diện Tập đoàn Masan (đứng giữa) tại Lễ trao giải. Ảnh: Masan

Tầm nhìn chiến lược về ESG

ESG là khái niệm được quan tâm rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp nhờ nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy thực hành các thông lệ liên quan đến phát triển bền vững. Đây cũng là yếu tố được Masan đưa vào chiến lược kinh doanh và chương trình hành động nhất quán.

Bằng cách triển khai các trụ cột của khung ESG, Masan cam kết là doanh nghiệp có trách nhiệm, tạo ra giá trị cho khách hàng và tất cả bên liên quan xuyên suốt chuỗi giá trị. "Chúng tôi thúc đẩy đổi mới để tăng trưởng bền vững, quan tâm đến môi trường và cộng đồng", đại diện tập đoàn đa ngành này nói.

2-9128-1722823508.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-1AwtY7K8M8ytUO2QDogdQ

Khu vực xử lý nước thải tại một nhà máy thuộc tập đoàn Masan. Ảnh: Masan Group

Đây là những giá trị tương đồng với Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc, phản ánh mức độ tuân thủ các Tiêu chuẩn Hoạt động về Môi trường và Xã hội của tổ chức tài chính quốc tế IFC. Theo Masan, từ cam kết đến hành động, tập đoàn này nhanh chóng thực thi chiến lược ESG, thành lập Ủy ban ESG để đảm bảo các hoạt động phát triển bền vững phù hợp với chính sách và chiến lược phát triển bền vững.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban ESG nằm trong cơ cấu quản lý của tập đoàn này, giúp thống nhất định hướng chiến lược và mục tiêu về các vấn đề bền vững xuyên suốt đến các công ty con của Masan. Ngoài ra, quản trị bền vững tập trung sẽ tăng cường công tác giám sát, phối hợp đối với hoạt động quản lý rủi ro về tính bền vững, tiến độ thực hiện và hiệu quả phát triển bền vững

Từ cam kết đến thực tiễn

Đại diện Masan cho biết, các sáng kiến ESG tập trung vào việc mang lại giá trị cho nền kinh tế và đời sống xã hội, bởi tập đoàn này có khả năng ảnh hưởng, định hướng tiêu dùng cho 100 triệu người Việt. Công ty hiện sở hữu chuỗi bán lẻ có quy mô lớn nhất cả nước với hơn 3.600 siêu thị và cửa hàng WinMart, WinMart+ và WiN. Ngoài ra còn có hệ thống nhà máy sản xuất các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, thịt ủ mát và thịt chế biến có thương hiệu, chuỗi F&B trải dài khắp Việt Nam...

"Cam kết 'xanh' đối với môi trường, chúng tôi đầu tư hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để giám sát ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trường xung quanh", đại diện tập đoàn này nói.

3-7858-1722823508.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8ea9ZBmJzOsCFAK0GkPDLw

Khu vực bãi lọc sinh học tại một nhà máy thuộc Masan. Ảnh: Masan Group

Masan Consumer đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại do đối tác Hà Lan thiết kế tại các nhà máy ở Bình Dương, Hải Dương và Nghệ An. Trang trại chăn nuôi heo kỹ thuật cao của Masan MEATLife tại Nghệ An cũng được đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại. Tại Tổ hợp chế biến thịt MEATDeli ở Hà Nam và Long An, nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình sản xuất được thu gom để xử lý ra nước thải loại A.

Trong nỗ lực thực hiện mục tiêu khử carbon vào năm 2030, đơn vị tập trung vào việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái tạo để cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Hiện tại, hơn 50% tổng năng lượng tiêu thụ của Masan và cơ sở của các công ty con là các nguồn tái tạo như sinh khối và nhiên liệu sinh học. Trong năm 2023, Masan MEATLife đã chuyển đổi thành công 1 trong 4 nhà máy sản xuất sang vận hành hoàn toàn bằng năng lượng sinh khối từ trấu và phế thải mùn cưa. Masan Consumer đã thành công đưa năng lượng sinh khối trở thành một nguồn năng lượng chính phục vụ hoạt động kinh doanh, với tỷ lệ sử dụng trung bình là 87% tại các cơ sở khác nhau.

Masan High-Tech Materials - một công ty thành viên của tập đoàn, được ghi nhận là công ty sử dụng nhiều năng lượng nhất trong hệ sinh thái, nhưng cũng đi đầu trong chương trình tiết kiệm năng lượng với nhiều sáng kiến quan trọng được triển khai. Theo đó, đơn vị đạt Chứng nhận Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001:2018 từ năm 2022.

Masan đóng góp hơn 4.421 tỷ đồng thuế vào ngân sách nhà nước năm 2023. Đơn vị trở thành một trong những doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại các tỉnh có nhà máy của doanh nghiệp hoạt động, góp phần tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Tập đoàn này có gần 40.000 nhân sự khắp cả nước, đến từ nhiều quốc gia. Đây là yếu tố được Masan nhận định là ưu thế cạnh tranh lớn, giúp tạo khác biệt và thúc đẩy hiện thực hóa chiến lược kiến tạo giá trị dài hạn, phát triển bền vững. Phát triển xã hội, bảo vệ môi trường song hành cùng quản trị doanh nghiệp là những trụ cột ưu tiên cùng với hoạt động kinh doanh. "Việc áp dụng chuẩn mực ESG cao càng thể hiện doanh nghiệp có tầm nhìn dài hạn và có giá trị nội tại cao", đại diện tập đoàn nói.

Tuấn Vũ

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022