Việc dỡ giá sàn gạo basmati có hiệu lực từ hôm 13/9 theo lệnh của chính phủ Ấn Độ. Quyết định nhằm giúp nông dân tăng đầu ra trong lúc đang vật lộn với nợ nần và chi phí sản xuất leo thang.

Năm ngoái, New Delhi đặt giá sàn cho mỗi tấn gạo xuất khẩu là 1.200 USD, sau đó giảm xuống còn 950 USD. Kể từ đó, nguồn cung gạo tăng lên, khiến các nhà xuất khẩu kêu gọi chính phủ giảm hoặc bỏ giá sàn để giải phóng hàng tồn kho cho nông dân. Vụ mùa mới tại quốc gia này bắt đầu vào tháng tới.

2023-08-02T000000Z-2071981151-5534-7199-1726370893.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MALA_cvGpb1XWrrGOyfD4Q

Các mẫu gạo trưng bày tại một cửa hàng bán buôn ở Guwahati, Assam, Ấn Độ ngày 2/8/2023. Ảnh: Reuters

"Quyết định bãi bỏ sẽ giúp Ấn Độ xuất khẩu gạo basmati với số lượng lớn, đảm bảo lợi nhuận tốt cho nông dân", Satish Goel - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ nhận định.

Theo ông Satish Goel, giá gạo basmati xuất khẩu hiện khoảng 700 USD mỗi tấn. Vì vậy, việc dỡ bở giá sàn là bước đi hợp lý. "Nhờ quyết định này, chúng ta sẽ có thể giành lại thị phần trên thị trường toàn cầu", ông nói thêm.

Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia trồng giống gạo basmati. Họ đều cố gắng quảng bá loại gạo thơm hạt dài này theo cách tương tự như rượu Champagne của Pháp. Tuy nhiên, basmati không được tiêu thụ rộng rãi ở Ấn Độ và chính phủ cũng không mua loại gạo này để dự trữ quốc gia như các loại gạo thông thường khác, nên đầu ra của nó phụ thuộc lớn vào thị trường xuất khẩu.

Hàng năm, New Delhi xuất khẩu từ 4 đến 5 triệu tấn gạo basmati đến các nước như Iran, Iraq, Yemen, Arab Saudi, UAE, Mỹ và châu Âu.

Phiên An (theo Reuters)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022