1. Walton

Tổng tài sản: 432,4 tỷ USD

2015-06-05t120000z-1131354012-1469-5508-1734079273.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xaqgJ-QyM4pZntGHk4N-WQ

Các thành viên gia đình Walton tại một Đại hội cổ đông của Walmart. Ảnh: Reuters

Gia đình sở hữu hãng bán lẻ Walmart (Mỹ) thường xuyên đứng đầu danh sách giàu nhất thế giới, trừ năm ngoái nhường vị trí cho nhà Al Thani (UAE). So với danh sách năm trước, tổng tài sản của các thành viên nhà Walton tăng 172,7 tỷ USD, một phần nhờ cổ phiếu Walmart tăng 80% năm nay. Walmart hiện là hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, với doanh thu năm ngoái 648 tỷ USD.

Theo Bloomberg Billionaires Index, nhiều thành viên nhà Walton hiện có tài sản trên 100 tỷ USD, như ba người con của nhà sáng lập Sam Walton - Jim, Rob và Alice.

2. Al Nahyan

Tổng tài sản: 323,9 tỷ USD

Gia đình Al Nahyan lãnh đạo Abu Dhabi - một trong 7 tiểu quốc thuộc UAE. Họ đã điều hành tiểu quốc này hàng chục năm qua, từ trước khi dầu mỏ làm thay đổi nền kinh tế này. Ông Mohammed bin Zayed Al Nahyan - tiểu vương Abu Dhabi - hiện cũng là Tổng thống UAE. Năm ngoái, gia tộc này lần đầu xuất hiện trong danh sách của Bloomberg và đứng đầu.

3. Al Thani

Tổng tài sản: 172,9 tỷ USD

Hoàng tộc Al Thani đã cai trị Qatar kể từ khi vương quốc này được thành lập vào thế kỷ 19. Dầu mỏ được phát hiện năm 1940, đã thay đổi hoàn toàn nền kinh tế này và giúp hoàng tộc Al Thani tích lũy khối tài sản lớn. Các thành viên gia tộc nắm nhiều chức vụ quan trọng trong chính phủ, cũng như sở hữu nhiều doanh nghiệp, từ khách sạn đến hãng bảo hiểm.

4. Hermes

Tổng tài sản: 170,6 tỷ USD

2024-06-08t171649z-858242408-r-6595-6939-1734079273.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=mZBdPt9slt29LNIkQW1Q8g

Chủ tịch Hermes Axel Dumas tham gia một sự kiện ở Điện Elysee. Ảnh: Reuters

Jean-Louis Dumas đã biến Hermes (Pháp) thành đế chế hàng xa xỉ toàn cầu. Công ty này nổi tiếng với những chiếc túi thương hiệu Birkin, có giá lên tới hàng trăm nghìn USD. Ông mất năm 2010. Nhiều thành viên nhà Dumas hiện làm trong công ty, như Giám đốc sáng tạo Pierre-Alexis Dumas và Chủ tịch Axel Dumas. So với năm ngoái, gia đình Hermes tụt một bậc, dù tổng tài sản tăng 20 tỷ USD.

5. Koch

Tổng tài sản: 148,5 tỷ USD

koch-1734079171-9063-1734079273.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=jn3wIWK4k0xgK_OPuFH-aQ

Hai anh em Charles Koch (trái) và David Koch (phải). Ảnh: Reuters

Anh em Frederick, Charles, David và William (Mỹ) thừa kế công ty lọc dầu của người cha - Fred. Cuộc chiến giành quyền kiểm soát công ty đầu thập niên 80 đã buộc Frederick và William rời bỏ công ty. Charles và David ở lại gây dựng doanh nghiệp thành Koch Industries - một đế chế đa ngành với doanh thu hàng năm 125 tỷ USD. Hai anh em quản lý tài sản của mình thông qua một công ty gia đình - 1888 Management. David Koch qua đời năm 2019.

6. Al Saud

Tổng tài sản: 140 tỷ USD

Gia đình Al Saud đã lãnh đạo Arab Saudi 90 năm qua. Tài sản của hoàng tộc này được ước tính dựa trên khoản tiền mà các thành viên hoàng gia được nhận suốt hơn 50 năm qua. Tổng tài sản của hơn 15.000 thành viên có thể còn cao hơn nhiều. Rất nhiều người còn kiếm tiền từ môi giới hợp đồng chính phủ, buôn bán bất động sản và thành lập công ty, như đại gia dầu mỏ Saudi Aramco.

7. Mars

Tổng tài sản: 133,8 tỷ USD

Frank Mars (Mỹ) bắt đầu bán kẹo năm 1902 ở tuổi 19. Công ty ông thành lập sau này trở nên nổi tiếng với các thương hiệu M&M, Milky Way và Mars Bars, dù các sản phẩm chăm sóc thú nuôi đóng góp tới gần nửa doanh thu 45 tỷ USD một năm của họ. Mars hoàn toàn do các thành viên gia đình sở hữu.

8. Ambani

Tổng tài sản: 99,6 tỷ USD

ambani-1-1734076741-3501-1734079273.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vc40_zcwEd1OX5xJndnUNA

Hai anh em Mukesh Ambani (trái) và Anil Ambani (phải). Ảnh: Reuters

Dhirubhai Ambani (Ấn Độ) thành lập công ty tiền thân của Reliance Industries năm 1957. Khi qua đời năm 2002, ông không để lại di chúc. Vì vậy, vợ ông đã phải giải quyết tranh chấp giữa hai người con Mukesh và Anil về quyền kiểm soát tài sản gia đình. Mukesh hiện là người đứng đầu đế chế này. Ông sống trong một căn biệt thự 27 tầng, được mệnh danh là nhà riêng đắt đỏ nhất thế giới.

9. Wertheimer

Tổng tài sản: 88 tỷ USD

Anh em Alain và Gerard Wertheimer hiện sở hữu hãng thời trang Chanel. Ông của họ - Pierre là đối tác của nhà thiết kế Coco Chanel thập niên 20. Năm ngoái, công ty này đạt doanh thu 15,6 tỷ USD. Nhà Wertheimer còn sở hữu nhiều vườn nho và ngựa đua. Năm ngoái, Chanel đạt doanh thu gần 20 tỷ USD.

10. Thomson

Tổng tài sản: 87,1 tỷ USD

Gia đình giàu nhất Canada ăn nên làm ra từ đầu thập niên 30, khi Roy Thomson mở một đài phát thanh tại Ontario. Sau đó, ông phát triển sang lĩnh vực báo chí. Gia đình này nắm giữ khoảng 70% cổ phần hãng cung cấp dịch vụ và dữ liệu tài chính Thomson Reuters thông qua công ty đầu tư Woodbridge. Công ty này đạt doanh thu 6,8 tỷ USD năm ngoái.

Hà Thu (theo Bloomberg, Reuters)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022