Ngày 28/3, PGS.TS Trần Thiên Phúc, Phó hiệu trưởng, cho biết mức trên gồm nhiều khoản. Đây là lần đầu trường công khai thu nhập của giảng viên.
Cụ thể, giảng viên nhận lương theo hệ số, thâm niên từ 7 triệu đồng với tiến sĩ và 14,5 triệu đồng với giáo sư, phó giáo sư. Ngoài ra, họ nhận lương theo vị trí việc làm, phúc lợi vào các dịp lễ tết và thưởng cuối năm.
"Thu nhập của giảng viên đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Nhà trường cố gắng trả lương tốt để thu hút và giữ chân người giỏi, xứng đáng với công sức, chất xám mà thầy cô bỏ ra", ông Phúc nói.
Trình độ giảng viên | Lương theo ngạch, bậc | Lương vị trí việc làm | Phúc lợi, lễ tết | Thưởng cuối năm | Thu nhập trung bình/tháng (tham khảo) | |
Thời gian làm việc dưới 3 năm | Thời gian làm việc từ 3 năm | |||||
TS | Từ 7,020 triệu đồng | 18 triệu đồng | Từ 2 triệu đồng/tháng | Trung bình 20% của lương nhà nước và lương vị trí việc làm | 35 triệu đồng | 45 triệu đồng |
PGS/GS | Từ 14,5 triệu đồng | 28 hoặc 33 triệu đồng | 85 triệu đồng |
Theo PGS.TS Trần Thiên Phúc, Đại học Bách khoa TP HCM hiện có 621 giảng viên, 65% có trình độ tiến sĩ trở lên. Khi tuyển dụng, trường ưu tiên ứng viên có bằng tiến sĩ, tốt nghiệp ở nước ngoài, có khả năng giảng dạy bằng tiếng Anh (tối thiểu trình độ B2), nghiên cứu khoa học.
Hồi đầu năm ngoái, trong một hội nghị về thu hút nhà khoa học trẻ, xuất sắc của Đại học Quốc gia TP HCM, PGS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng trường này, cho biết thu nhập trung bình của giáo sư là 60 triệu mỗi tháng, phó giáo sư khoảng 50 triệu đồng, tiến sĩ trẻ mới về trường khoảng 25 triệu đồng.
Mức này cao so với lương trung bình của giảng viên cả nước. Theo một báo cáo cuối năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hơn 46% giảng viên đại học cả nước thu nhập dưới 150 triệu đồng một năm, tức khoảng 12,5 triệu đồng mỗi tháng.

Giảng viên Bách khoa TP HCM trong một hoạt động, tháng 12/2024. Ảnh: HCMUT
Lệ Nguyễn