Thông tin được cập nhật trên website của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức, hôm 31/7. Đây là chi phí tối thiểu để một sinh viên quốc tế sinh sống ở Đức trong một năm.

Một số chuyên gia cho rằng sự thay đổi này là cần thiết để theo kịp tình hình kinh tế hiện tại. Trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng, du học sinh cần có đủ tiền để mua thực phẩm, trang trải tiền thuê nhà, phương tiện đi lại và các nhu cầu thiết yếu khác. Do đó, quy định mới nhằm đảm bảo họ có sự ổn định về tài chính trong quá trình học tập.

Mức chứng minh tài chính mới của Đức ngang với các cường quốc du học như Australia (hơn 19.500 USD), Canada (14.930 USD), và cao hơn một số nước châu Âu như Ireland (10.680 USD) và Pháp (7.980 USD)...

279395863-5088994241195415-610-6517-1197-1722497809.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-Z_J-fAd2V6euBvK7xBL4w

Sinh viên trường Đại học Freiberg, Đức. Ảnh: Fanpage Đại học Freiberg.

Đức ghi nhận số sinh viên quốc tế cao kỷ lục - khoảng 458.000 người, tính đến hết năm học 2022-2023. Trong đó, số sinh viên người Việt là gần 7.400, tăng chừng 30% so với trước Covid-19.

Lý do được cho là nước này có chính sách miễn học phí, cho phép sinh viên quốc tế ở lại làm việc sau tốt nghiệp lên tới 18 tháng. Gần đây, chính phủ tiếp tục nới loạt quy định với du học sinh, trong bối cảnh thiếu lao động lành nghề.

Chẳng hạn độ tuổi được nộp đơn với lao động nước ngoài là 35, trong khi trước kia là 25. Họ còn được ở lại Đức tối đa 9 tháng, thay vì 6 tháng, để tìm trường hoặc nơi thực tập nghề. Với sinh viên bậc đại học, thời gian làm thêm là 140 ngày một năm, nhiều hơn 20 ngày so với thời điểm trước tháng 3...

Doãn Hùng (Theo ICEF monitor, Studying in Germany)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022