0f2a138a-0f9d-4e52-89d4-947395a00032-1731474724095720918385.jpg

Another World Pong Pong Man (trái) và Get Schooled, hai manhwa gây tranh cãi thời gian gần đây - Ảnh: Naver Webtoon

Tuy đây là tình trạng không mới trong giới giải trí Hàn, tranh cãi gần đây nổ ra khi Another World Pong Pong Man, một manhwa có vấn đề tương tự bỗng nhiên được phép tham dự cuộc thi Naver Webtoon's 2024 Global Webtoon Contest - nơi vinh danh những sản phẩm xuất sắc nhất giới truyện tranh Hàn Quốc trong năm. 

Another World Pong Pong Man theo chân một người đàn ông phát hiện ra vợ mình ngoại tình, anh này tự coi bản thân mình là "pongpongnam", một từ lóng của Hàn Quốc để chỉ những người đàn ông bị phụ nữ lừa dối, lợi dụng vì tài sản. 

Bản thân Pong Pong là để chỉ một thương hiệu nước rửa chén phổ biến, ám chỉ việc đàn ông phải "đổ vỏ" (tiếng lóng của Hàn là "rửa chén"), kiếm tiền nuôi những người phụ nữ ngoại tình, không còn yêu mình. 

Căn bệnh âm ỉ của manhwa

Hầu hết phụ nữ trong series này được miêu tả là dối trá và thao túng đàn ông nhẹ dạ, nhân vật chính là dạng nhân vật trả thù đời phổ biến trong truyện tranh Hàn Quốc.

Trước đó, Naver Webtoon đã từng dính một làn sóng tẩy chay khi cho ra mắt truyện tranh kể trên hồi tháng 9-2024, The Korean Times thống kê rằng khoảng 200.000 người dùng đã ngừng sử dụng nền tảng này do sự kiện trên.

0b7d2421-a9a9-4196-89dc-92b54c03a57b-17314747240911073469052.jpg

Fan manhwa Hàn Quốc thuê xe tải để gửi thông điệp tẩy chay tác phẩm Another World Pong Pong Man - Ảnh: Korean Times

Tuy nhiên, hãng này tỏ ra không mấy quan tâm và không đưa ra động thái nào nổi bật để khiến dư luận dịu xuống. 

Trả lời phỏng vấn của Korean Times, nhà phê bình văn hóa Sung Sang Min cho rằng đối tượng độc giả của Naver Webtoon hầu hết là nam giới nên việc họ không quan tâm đến các chỉ trích chủ yếu đến từ phái nữ cũng là dễ hiểu. 

Ở diễn biến khác, người hâm mộ nam diễn viên Kim Nam Gil cũng đã gửi nhiều thư cảnh báo nam diễn viên không nên tham gia dự án chuyển thể một manhwa có tên Get Schooled. 

Lý do cũng là vì truyện tranh này bị chỉ trích vì cổ xúy cho nhiều quan điểm phân biệt chủng tộc, kỳ thị giới tính.

Các fan truyện tranh Hàn Quốc trên khắp thế giới cũng quan tâm đến tranh cãi kể trên vì những thông điệp miệt thị, coi nhẹ phái nữ luôn âm ỉ, trở thành cái gai xuất hiện trong cả những webtoon nổi tiếng nhất như Hellper, Get Schooled...

kim-nam-gil-hancinema-3640483759-17314747240981983060144.jpg

Kim Nam Gil cũng đã thông báo với fan mình sẽ từ chối lời mời tham gia dự án Get Schooled - Ảnh: hancinema

Trong đó, Hellper từng bị Naver Webtoon cấm cửa vì có cảnh cưỡng hiếp một nhân vật nữ có ngoại hình giống nữ diễn viên, ca sĩ nổi tiếng IU (người từng đóng trong các phim nổi tiếng xứ Hàn như Tầng lớp Itaewon, Người môi giới...)

Nhiều người dùng Reddit cho rằng những tư tưởng này là kết quả của việc truyền thông Hàn Quốc luôn có góc nhìn coi nhẹ phụ nữ, chính vì vậy các tác giả manhwa phát triển trong môi trường đó ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

manhwa-la-gi-1-1731475011462278854971.jpg

Những manhwa hàng đầu xứ Hàn Quốc như Tower of God, Solo Leveling... vẫn có những nhân vật nữ nổi bật, cá tính, phát triển song song với nam chính - Ảnh: Naver

"Hình ảnh phụ nữ trong manhwa cũng phản ánh một phần cách xã hội Hàn Quốc nhìn phái nữ, họ luôn phải xuất hiện như những mỹ nhân, với những hình mẫu cổ hủ để phục vụ đối tượng bạn đọc là nam giới" - một tài khoản Reddit bình luận. 

Có người dùng cũng chỉ ra rằng hiện nay, cộng đồng mạng Hàn Quốc đang phản ứng ngày càng gay gắt để chống lại những tư tưởng này, chứng tỏ sự tiến bộ trong nhận thức của một bộ phận độc giả. 

Phim ảnh và nhiều manhwa như Lookism, True Beauty, Solo Leveling, Tầng lớp Itaewon... cũng đã xuất hiện hình ảnh phụ nữ mạnh mẽ, có cá tính và hoài bão riêng thay vì chỉ là những phụ nữ lừa dối, có tính kiểm soát và đóng vai trò là động lực phát triển của nam chính. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022