Vụ việc Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng gần đây đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo đối với những ai đang hoạt động trong lĩnh vực bán hàng qua livestream, quảng cáo sản phẩm để hưởng hoa hồng hay kiếm lợi từ thương mại điện tử.

collage-1743772759591-1743772760232824850326-17440011027781448101883-1744009937951-17440099435071500897352.png

Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs bị khởi tố, bắt tạm giam

Nhiều người đã không giấu nổi sự hoang mang khi vội vã ẩn hoặc xóa các video từng lên tiếng bênh vực sản phẩm kẹo rau KERA, đồng thời công khai gửi lời xin lỗi. Tuy nhiên, liệu những hành động này có thực sự phản ánh ý định sửa đổi và sự cẩn trọng hơn trong lời nói, hành động của họ về sau hay không?

Công khai xin lỗi, âm thầm xoá clip vẫn khiến cộng đồng phẫn nộ, muốn mời cơ quan chức năng vào cuộc

Vụ án kẹo rau KERA đang lật lên hàng loạt cái tên có liên quan. Từ TikToker từng nhiệt tình quảng bá, bênh vực cho thương hiệu này đến người thân của các KOL tham gia bán hàng - quảng bá, đều rơi vào “tầm ngắm” của cộng đồng mạng. Người tiêu dùng đòi hỏi lời xin lỗi thành thật về những thông tin sai lệch mang tính che lấp sự thật, điều hướng dư luận mà họ tung ra trước đó; đồng thời muốn nhìn thấy rõ hướng khắc phục hậu quả, giải quyết lỗi lầm chứ không hứa suông.

Nhân vật bị chỉ trích nặng nề nhất hiện tại trong “làn sóng” này chính là Phan Bảo Long - TikToker sở hữu 1,4 triệu người theo dõi. Anh từng liên tục lên tiếng bảo vệ kẹo KERA, thậm chí còn đến tận nhà máy sản xuất ở Đắk Lắk và vườn rau để “minh oan” cho sản phẩm, có phát ngôn thách thức khi có người đưa ra những quan điểm trái chiều. Hiện tại, những nội dung này trên kênh của Phan Bảo Long đã không còn tồn tại.

Sáng 6/4, trao đổi với Báo Người Lao Động, Long tiết lộ anh đã làm việc với cơ quan công an trước khi vụ khởi tố nổ ra. Đến chiều cùng ngày, anh chính thức đăng video xin lỗi, thừa nhận mình hành động cảm tính, thiếu khách quan khi để tình cảm cá nhân dành cho Quang Linh Vlogs và Hoa hậu Thùy Tiên chi phối nội dung.

Clip xin lỗi của Phan Bảo Long

Long nêu 3 lý do dẫn đến sai lầm: thông tin chưa kiểm chứng, quá tin tưởng vào nhà máy; thiếu góc nhìn khách quan; không đưa ra khuyến cáo về sorbitol dù biết về thành phần này.

Tuy nhiên, lời xin lỗi này vẫn khiến cộng đồng nổi giận vì bản thân Long cũng 1 người có am hiểu trong lĩnh vực dinh dưỡng lại không hề khuyến cáo nào về sorbitol, liệu có thật sự công tâm khi nói về KERA hay không? Mặt khác, trên cương vị một người có chuyên môn về thực phẩm chức năng, việc đưa ra những phân tích thiếu khách quan về sản phẩm sức khỏe được xem là rất khó chấp nhận, cần chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Những người không ủng hộ Long cho biết sẽ làm tới cùng trong vụ việc lần này vì nhận thách cách xin lỗi của Long mang tính đối phó.

Cùng câu chuyện, Chú Cá Review (Nguyễn An), TikToker với 890k người theo dõi, cũng không thoát khỏi vòng xoáy chỉ trích. Anh từng quảng bá kẹo KERA và gắn link tiếp thị liên kết, nhưng khi lùm xùm nổ ra vào đầu tháng 3, anh nhanh chóng thừa nhận hai sai sót: công bố sai hàm lượng chất xơ và khẳng định sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế trong khi đó chỉ là chứng nhận của nhà máy. Chú Cá cũng cam kết hoàn tiền cho khách hàng mua theo review của mình, chủ động làm việc với cơ quan chức năng từ ngày 7/3, đồng thời ẩn các clip quảng cáo sai sự thật.

z63894111652885042cb006015505573-1744001036668711416716-1744009944784-17440099450541642762357.png

Chú Cá Review tại cơ quan chức năng

Hành động này từng được đánh giá cao như một động thái thể hiện trách nhiệm. Nhưng từ đó đến nay, Chú Cá lại rơi vào im lặng, không cập nhật tiến trình hoàn tiền hay kết quả làm việc với cơ quan chức năng. Thái độ này khiến công chúng nghi ngờ liệu anh có thực sự giữ lời hứa, hay chỉ đang cố xoa dịu dư luận để rồi chìm vào quên lãng như nhiều trường hợp khác.

Sự thật không chỉ “cuốn bay” các TikToker mập mờ trong lời nói lẫn hành động, mà còn lan đến người thân của những nhân vật sản xuất và quảng bá kẹo rau KERA.

Cô Gấm - mẹ Hoa hậu Thùy Tiên và Thế Hiển - anh trai Hằng Du Mục từng tham gia quảng bá và livestream bán kẹo KERA. Nhưng hiện tại, dấu vết của những hành động này đang âm thầm biến mất.

Các video liên quan trên kênh của Thế Hiển không còn tồn tại, dù trước đó anh vẫn tiếp tục đăng clip ăn kẹo giữa tâm bão. Về phần cô Gấm, đến tối 6/4, tài khoản TikTok của cô không thể tìm thấy. Trước đó, mẹ Thùy Tiên từng lên tiếng trên livestream khi con gái vướng ồn ào:

"Người mà người ta mua và xài thì không có ý kiến gì hết. Mấy người lên toxic nói này nói kia toàn là mấy bạn không thích không à. Tôi xem những cái clip, đọc bình luận thấy toàn là những người không thích, không ưa lên nói thôi, mấy người yêu quý, người ta mua hàng ủng hộ thì không nói gì hết. Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái banh cũng méo".

Những động thái xóa clip, khóa tài khoản này không chỉ làm dấy lên nghi ngờ về sự minh bạch, mà còn khiến dư luận càng thêm đặt dấu hỏi về trách nhiệm của những người thân trong việc góp phần lan truyền thông tin sai lệch.

Trong khi đó, nhiều TikToker từng tự nhận là fan Quang Linh Vlogs cũng vội vàng “quay xe” xin lỗi sau khi anh bị khởi tố. Họ từng nâng cao quan điểm ủng hộ khi quả kiểm nghiệm kẹo KERA do Viện Kiểm nghiệm An toàn Vệ sinh Thực phẩm Quốc gia công bố ngày 19/3 cho thấy sản phẩm “về cơ bản phù hợp”. Nhưng khi sự thật phơi bày, họ thừa nhận đã để cảm xúc lấn át lý trí, dẫn đến những phát ngôn sai lầm.

TikToker R.N.B (233k người theo dõi) là một ví dụ điển hình. Cô từng làm clip reo hò vào ngày 19/3, khẳng định “Quang Linh Vlogs mãi đỉnh”, “niềm tin không đặt sai chỗ”. Nhưng khi sự việc đảo chiều, R.N.B liên tục “quay xe”, từ tuyên bố thà làm vậy còn hơn làm fan mù quáng đến đăng clip cuối cùng bày tỏ sự hoang mang và xin lỗi vì để cảm xúc cá nhân gây hiểu lầm.

Tương tự, X.T.T.T (190k người theo dõi) cũng phải cúi đầu xin lỗi sau phát ngôn đắc thắng khi chia sẻ kết quả kiểm nghiệm. Anh thừa nhận đó là sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp làm nội dung và cam kết sửa sai bằng cách “dí” Phan Bảo Long và Dược sĩ Tiến trong các video sau. Bởi anh cho rằng đây là 2 người có hiểu biết nhất định trong lĩnh vực sức khỏe, có sức ảnh hưởng trong vụ việc này và cần lên tiếng xin lỗi đầu tiên.

screen-shot-2025-04-07-at-115022-1744001435139754879861-1744009946354-17440099474641474009413.png

Tài khoản X.T.T.T xin lỗi vì phát ngôn vụ kẹo KERA

Khác với những người đã lên tiếng, Dược sĩ Tiến - TikToker với hơn 500k người theo dõi - không xin lỗi. Anh này từng đăng hàng loạt video về kẹo KERA (chỉ riêng 2 ngày 7 - 8/3, anh đăng tải 11 video), trong đó có clip giải thích hiện tượng tiêu chảy khi dùng sản phẩm là do inulin - một chất xơ hòa tan. Nhưng kết quả kiểm nghiệm từ Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM lại cho thấy kẹo chứa hơn 33% sorbitol - chất được dùng làm thuốc xổ và không được công bố trên bao bì.

Đến sáng 7/4, Dược sĩ Tiến vẫn chưa xin lỗi hay làm rõ các phát ngôn trước đó. Thay vào đó, anh chỉ đăng trạng thái ngắn vào ngày 5/4, khẳng định sẽ chờ kết luận từ cơ quan điều tra và cho rằng trách nhiệm thuộc về phía sai phạm, dù là nhà máy hay KOL: “Quan điểm của Tiến ngay từ clip đầu tiên tới giờ vẫn vậy, không bao giờ đồng tình với cái sai. Và ai sai, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nên tụi mình cứ chờ kết luận từ cơ quan điều tra nhé”.

img0250-1744001370935352879902-1744009948795-1744009948942169545493.png

11 clip trong 2 ngày của Dược sĩ Tiến

Thái độ này khiến dư luận giận giữ. Tất cả clip với nội dung liên quan đến KERA mà không đưa ra bất cứ thông điệp nào mang tính đính chính, dù đã có kết luận của cơ quan điều trai, khiến công chúng tự hỏi: Dược Sĩ Tiến sẽ chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình như thế nào đây?

Đã đến lúc cần có quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp

Rõ ràng, trong vụ việc này, mỗi lời nói của Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục không chỉ tác động trực tiếp đến đám đông theo dõi họ, mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến một nhóm TikToker/KOC khác.

Những người này sau đó tiếp tục lan tỏa thông tin qua các nội dung quảng bá, đưa sản phẩm đến tay nhiều người tiêu dùng hơn. Theo xác minh của cơ quan chức năng, từ ngày 12/12/2024 đến 19/3/2025, Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt đã bán ra thị trường 135.325 hộp kẹo KERA, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng.

Con số này cho thấy việc người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật đã trở thành một vấn đề đáng báo động, gây nhức nhối.

Đối với vấn đề này, ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam chia sẻ với chúng tôi 5 biện pháp cần thực hiện đồng loạt để giảm thiểu, ngăn chặn:

“Đầu tiên, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội. Đó là tăng cường tuyên truyền mạnh mẽ, tạo hiệu ứng lớn để người dân hiểu, tự phân tích rõ ràng và tẩy chay việc quảng cáo sai sự thật.

Thứ hai là cộng đồng mạng và người tiêu dùng phải tẩy chay, có phản ứng kịp thời, phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý nhanh chóng. Ví dụ, khi mua nhầm một gói kẹo giá 30.000 - 40.000 đồng, số tiền nhỏ nên người ta dễ bỏ qua, không lên tiếng, chấp nhận bị lừa và tặc lưỡi: “Thôi! Không thèm mua nữa” là xong. Người dân chưa có thói quen phản ánh, kiện tụng khi gặp sai phạm, vì ngại tốn thời gian và công sức. Vì vậy, cần tuyên truyền, tạo hiệu ứng xã hội mạnh mẽ trên mạng để nâng cao ý thức công dân, bảo vệ bản thân, người xung quanh và xã hội. Sự tẩy chay của cư dân mạng rất quan trọng, nhất là với người nổi tiếng - mất uy tín đồng nghĩa với mất giá trị.

Thứ ba là tuyên truyền, hướng dẫn để mỗi người dân trở thành người tiêu dùng thông minh. Khi thông minh, họ sẽ kiểm tra kỹ hơn trước khi mua, tìm hiểu thông tin chính thức về thành phần và các yếu tố liên quan. Bởi lẽ thông tin trên mạng bây giờ đôi khi cũng không chính xác, người tiêu dùng cần phân biệt nguồn đáng tin cậy trước khi chi tiền. Thói quen này cần được tuyên truyền rộng rãi để người dân nhận thức, thay vì chỉ đổ lỗi cho người quảng cáo. Bản thân người tiêu dùng cũng kém, cũng thiếu hiểu biết, lười cập nhật thông tin thì không được. Tương tự như việc không thể viện cớ không biết luật để không bị phạt, cần xây dựng thói quen trở thành người tiêu dùng thông minh.

Thứ tư, mọi nghề nghiệp đều cần có quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp. Đây là văn bản thể hiện sự tự nguyện, mang tính tự giác của người làm nghề. Cần tôn vinh những hành vi đúng đắn, đàng hoàng của người làm nghề, đồng thời phê phán những ai thiếu đạo đức, lừa đảo hay quỵt tiền,... Bộ quy tắc ứng xử này rất cần thiết, nhưng nếu chỉ lập ra mà không phổ biến, không thảo luận thì vô nghĩa. Chúng ta phải bám vào bộ quy tắc này, vì có những hành vi quảng cáo sai mà không xử lý được theo luật thì đạo đức nghề nghiệp sẽ điều chỉnh. Dựa trên chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, có thể chỉ ra cái sai rõ ràng. Khi bị quy kết sai theo quy tắc ứng xử, người vi phạm tự thấy xấu hổ và nhận thức được hành vi.

vdaa-1743424034307786855804-17440015814032077773720-1744009949933-1744009950046835406649.png

Ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam

Cuối cùng, áp dụng các biện pháp hành chính và pháp luật. Thực ra không ai muốn phạt cả, mục tiêu không phải là phạt để tăng ngân sách, mà để răn đe, ngăn ngừa vi phạm, khuyến khích sự tự giác của người dân - điều kiện cần để xã hội tiến bộ.

Để cấu thành một sản phẩm quảng cáo, không chỉ mình người quảng cáo làm cả mà được cấu thành từ nhiều bên. Vì vậy cũng cần các bên chịu trách nhiệm gồm:

Nhãn hàng: Đơn vị trả tiền thực hiện quảng cáo.

Đơn vị phân phối: Đại lý, nhà bán hàng hưởng % từ doanh thu sản phẩm.

Đơn vị sản xuất quảng cáo: Cá nhân hoặc tổ chức làm nội dung, đạo diễn, quay phim,...

Nền tảng truyền tải: Các đơn vị truyền thông, mạng xã hội phải chịu trách nhiệm khi đăng tải nội dung sai.

Người truyền tải thông điệp: Nghệ sĩ, người nổi tiếng trực tiếp quảng bá.

Riêng về nghệ sĩ và người nổi tiếng, không thể phủ nhận là họ rất giỏi. Vì họ rất giỏi thì mới được ngưỡng mộ, có nhiều theo dõi đông đảo. Những người này được phân thành 3 kiểu: (1) Người có học vị, danh hiệu (Giáo sư, Tiến sĩ, NSND, NSƯT,...) như bác sĩ tư vấn sức khỏe trên truyền hình cũng là theo đơn đặt hàng từ chương trình hoặc lên mạng tư vấn thì do nhãn hàng book; (2) Nghệ sĩ trong lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, nổi tiếng và có lượng fan lớn; (3) Người nổi tiếng tự phát trên MXH nhờ tài năng hoặc cách thu hút đặc biệt.

Với mỗi kiểu này, hình thức xử phạt khi quảng cáo sai sự thật cũng cần khác nhau. Ngoài quy định phạt chung thì có thể với người có học vị, có thể tước danh hiệu nếu vi phạm nghiêm trọng; với nghệ sĩ, có thể cấm biểu diễn vì tư cách đạo đức không có hoặc cấm quảng cáo dưới mọi hình thức.

Và phải tăng chế tài phạt lên. Hiện tại với mức phạt 60 - 80 triệu đồng thì không đủ răn đe, vì chi phí marketing và lợi nhuận từ quảng cáo thường rất lớn. Luật sửa đổi đang được soạn thảo bởi các chuyên gia và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, qua nhiều cuộc họp để điều chỉnh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quảng cáo phát triển nhưng đồng thời siết chặt xử lý quảng cáo sai sự thật hoặc vi phạm”.

Sẽ tăng mức phạt, hạn chế hoạt động với người nổi tiếng vi phạm quảng cáo

Cơ quan quản lý đang không ngừng củng cố quy định, ra sức xử lý các vụ việc vi phạm khi quảng cáo, bán hàng qua livestream nói riêng và thương mại điện tử (TMĐT) nói chung.

Tối 6/4, trang Facebook Thông tin Chính phủ đăng thông báo chính thức về vấn đề điều chỉnh quy định với người nổi tiếng tham gia quảng cáo như sau: “Sẽ có điều khoản cụ thể điều chỉnh hoạt động của những người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo trên mạng.

Dự kiến tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội!”.

screen-shot-2025-04-07-at-115411-17440016588732091191694-1744009951092-17440099512651978702273.png

Bài đăng trên page Thông tin Chính phủ

Đây là nội dung chính là nội dung được trao đổi tại tại họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 6/4.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình cho biết từ năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều đã ban hành các bộ quy tắc gồm ứng xử trên mạng xã hội và ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.

Hiện tại, cơ quan quản lý cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo. "Với thực tiễn càng ngày càng có nhiều cái mới hơn thì chúng ta cũng đang sửa đổi, bổ sung vào Luật Quảng cáo. Trong quá trình thực hiện sửa đổi, chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất tâm huyết, rất đúng và sát với thực tiễn.

Trong đó, chúng tôi dự kiến bổ sung một số điều rất cụ thể liên quan đến người nổi tiếng, các nghệ sĩ tham gia vào quảng cáo. Trước hết mỗi người tham gia vào quảng cáo trên mạng phải chịu trách nhiệm trước luật pháp nói chung và Luật Quảng cáo nói riêng", Thứ trưởng Lê Hải Bình chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng nêu rõ, những người nổi tiếng, các nghệ sĩ tham gia vào quảng cáo phải chịu trách nhiệm, xác minh một cách minh bạch, cụ thể về sản phẩm mà mình quảng cáo.

Song song với việc sửa luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng dự thảo nghị định với những điều khoản điều chỉnh những hoạt động của người nổi tiếng và nghệ sĩ.

Trước đó, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng VPLS Chính Pháp cho biết hành vi quảng cáo sai sự thật của bất kỳ tổ chức cá nhân nào cũng sẽ gây ra những hệ lụy trong môi trường kinh doanh, làm nhiễu loạn thị trường kinh doanh, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.

20102022-kham-benh-phap-ly-1-174400172766312382932-1744009952488-17440099531541278146570.png

Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng VPLS Chính Pháp

"Quảng cáo có vai trò và tầm quan trọng trong kinh doanh thương mại, đặc biệt là bối cảnh thương mại bùng nổ. Vì vậy quảng cáo được đòi hỏi phải trung thực, phải tuân thủ các quy tắc để đảm bảo hoạt động mua bán được diễn ra thuận lợi, không có sự lừa dối và cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh cùng loại sản phẩm" - luật sư Cường nhấn mạnh.

Cũng theo luật sư, ở Việt Nam, Luật quảng cáo 2012, sửa đổi bổ sung 2018 đã có những quy định chi tiết về các hành vi bị cấm trong quảng cáo trong đó có cấm quảng cáo sai sự thật. Những hành vi nói quá về giá trị, tác dụng, công dụng của sản phẩm được xác định là quảng cáo sai sự thật, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư Cường nhận định: "Trong vụ việc của kẹo rau củ, người nổi tiếng đã đăng thông tin quảng cáo trên trang cá nhân của mình và thực hiện các hoạt động quảng cáo trên không gian mạng gây nhầm lẫn, đã nói quá tác dụng, công dụng, giá trị của sản phẩm nên những người này chỉ xin lỗi không là chưa đủ. Hành vi quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mỗi cá nhân có thể lên tới 80.000.000 đồng".

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022