Thế nhưng, sẽ có lúc bạn rơi vào tình huống khó xử: Mọi người trong nhóm rủ nhau đi ăn mà chẳng ai nhắc đếnbạn. Khibạnbiết chuyện và tỏ vẻ ngạc nhiên, người ta chỉ nhẹ nhàng chống chế bằng một câu “ôi quên mất”.
Lúc này, nếubạnchỉ gượng cười rồi buông câu “không sao đâu”, có thểbạnđang đánh mất một cơ hội quan trọng để thể hiện bản thân, giữ gìn hình ảnh và xây dựng mối quan hệ thông minh hơn. Người khôn sẽ không bỏ lỡ khoảnh khắc đó. Đây là cách họ phản ứng:
1. “Haha, em/mình/tôi đoán ngay là mọi người lúc đó chắc bận rộn quay cuồng rồi! Việc nhiều nên lỡ quên là chuyện thường thôi. Nhưng lần sau có mấy vụ vui vui như thế, nhớ hú em/mình/tôi với nha. Em/mình/tôi cũng muốn tụ họp cho vui vẻ với mọi người ấy chứ!”
Kiểu nói này vừa nhẹ nhàng, dí dỏm, lại giữ thể diện cho người đối diện.bạnkhông trách móc mà còn tạo không khí thân thiện. Đồng thời,bạncũng khéo léo bày tỏ mong muốn được tham gia những hoạt động tập thể – điều đó khiến người ta cảm thấybạnlà người dễ gần, cởi mở và trân trọng tình đồng nghiệp.
2. “Không sao đâu, thật ra mình/em/tôi cũng khá muốn tham gia đó. Lần sau nếu có kế hoạch ăn uống gì thì nhớ nhắc trước giùm mình/em/tôi một tiếng nha, để mình/em/tôi còn thu xếp công việc"
Câu này đi thẳng vào vấn đề nhưng vẫn giữ sự chân thành.bạnthể hiện rằng mình quan tâm đến các hoạt động chung, chỉ là lần này bị bỏ sót. Đồng thời, bằng cách đề xuất “nhớ nhắc trước”,bạnkhông những cho người ta một cái “gợi ý cải thiện” mà còn khiến họ thấybạnlà người hiểu chuyện, có thiện chí và không chấp nhặt.

3. “Haha, quên em/mình/tôi cũng hay đó! Mà cũng may,em/mình/tôiđược dịp nghỉ ngơi yên tĩnh một hôm. Nhưng mà thật lòng nha, lần sau có gì đừng bỏ sótem/mình/tôinữa,em/mình/tôicũng muốn tham gia để xả stress với anh em”
Phản ứng bằng sự hài hước là một nghệ thuật ứng xử rất cao tay. Bạnkhiến tình huống bớt căng thẳng, khiến người khác dễ chịu mà không thấy tội lỗi hay bị dồn vào thế bí. Cách nói như vậy vừa giúp giữ mối quan hệ hòa nhã, vừa thể hiện sự tinh tế trong giao tiếp.
4. “Không sao đâu,em/mình/tôiđoán chắc mọi người vui quá nên quên béngem/mình/tôiluôn rồi. Nhưng nhớ nha, lần sau đừng làmem/mình/tôithành người vô hình nữa đó!”
Một chút chọc ghẹo nhẹ nhàng kèm theo lời nhắn nhủ thẳng thắn: “Đừng quênem/mình/tôinữa”. Câu nói này vừa thể hiện thái độ bao dung, vừa khiến người đối diện hiểu được rằng: Lần sau cần để ý hơn. Bạnkhông làm to chuyện, nhưng cũng không để người ta nghĩ rằngbạndễ bị coi nhẹ.
Đừng buông một câu “không sao đâu” cho xong
Người thông minh không chọn cách im lặng hay bỏ qua vô điều kiện. Họ hiểu rằng mọi hành vi giao tiếp đều là một hình thức “đầu tư cảm xúc” trong quan hệ công sở. Và nếu biết tận dụng, ngay cả một tình huống có vẻ tiêu cực như “bị quên rủ đi ăn” cũng có thể biến thành cơ hội để thể hiện bản lĩnh cá nhân.
Những lời nói khéo léo, tích cực sẽ giúpbạngiữ được hình ảnh là người tử tế, cởi mở, có khiếu hài hước và biết cách hòa nhập tập thể. Quan trọng hơn,bạnđang gửi đi thông điệp: “Tôi coi trọng sự hiện diện của mình trong nhóm” – mà không cần phải gắt gỏng hay trách móc ai cả.

Trong môi trường làm việc, từng tương tác nhỏ đều quan trọng
Công sở là nơi mà những mối quan hệ không đơn thuần chỉ gắn với công việc – mà còn là nơi định hình ấn tượng, cơ hội thăng tiến, và thậm chí là sự tồn tại lâu dài của một cá nhân trong tập thể.
Một lời nói thông minh, một cách phản ứng nhẹ nhàng mà sâu sắc, có thể giúpbạnnâng cao vị thế trong lòng người khác. Từng bữa ăn, cuộc trò chuyện, hay thậm chí là “cái sự bị bỏ quên” – đều có thể trở thành phép thử cho trí tuệ cảm xúc củabạn.
Tóm lại:Nếu một ngàybạnphát hiện đồng nghiệp đã có một bữa tụ họp vui vẻ mà không có tênbạntrong danh sách, và họ chỉ nói một câu “quên mất”, đừng vội lơ đi cho qua chuyện. Hãy chọn cách phản hồi thông minh – dí dỏm, tinh tế, tích cực – để biến một điều nhỏ thành bước đệm cho những kết nối lớn lao hơn về sau.