Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ nhận ra rằng, muốn con trở nên xuất sắc, tự tin, cần dành nhiều lời động viên cho con. Những đứa trẻ luôn được cha mẹ khen ngợi sẽ tự tin hơn trong cuộc sống, luôn tràn đầy năng lượng tích cực và không lo ngại trước khó khăn.

Nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng khen ngợi sẽ khiến con tự mạn, kiêu ngạo nên từ chối cách giáo dục này. Nhưng trên thực tế, những đứa trẻ kiệt xuất thường được cha mẹ ghi nhận và dành lời khen. Khen ngợi là "vũ khí thần kỳ" giúp trẻ thành công trên con đường đã lựa chọn.

Tuy nhiên, cha mẹ cần biết khen ngợi đúng cách để thúc đẩy trẻ phát triển và làm giảm tính kiêu căng, tự mãn. Cha mẹ cũng hết sức lưu ý nếu khen ngợi giả tạo có thể khiến trẻ trở nên nhạy cảm, thiếu tự tin. Vì vậy, trước khi khen con cần suy nghĩ kỹ.

khen-con1-1721378379073168161694.png

Cha mẹ nên khen ngợi sự nỗ lực để giúp con phát triển bản thân. Ảnh minh họa

1. Khen ngợi sự chăm chỉ chứ không khen ngợi sự thông minh

Có một câu chuyện như sau: Một nhóm trẻ được yêu cầu giải câu đố trong thời gian ngắn nhất. Sau khi hoàn thành, một số trẻ nhận được lời khen về trí thông minh và một số trẻ khác được khen về sự cố gắng hết mình. Tiếp đó, những đứa trẻ phải giải câu đố phức tạp hơn.

Kết quả là trẻ được khen thông minh chọn nhiệm vụ dễ hơn vì chúng muốn tiếp tục giữ danh hiệu "người thông minh". Những nhiệm vụ đơn giản sẽ đem lại cơ hội dành chiến thắng cao. Trong khi đó, trẻ được khen về sự chăm chỉ lại chọn nhiệm vụ khó hơn. Càng nỗ lực trước những thách thức lại càng thể hiện được giá trị bản thân.

Vì vậy, cha mẹ nên khen ngợi sự nỗ lực để giúp con phát triển bản thân. Những đứa trẻ biết khả năng của mình sẽ luôn cố gắng thay đổi để đón nhận thử thách mới.

2. Hãy khen ngợi đối với cả quá trình

Nhiều cha mẹ nhìn vào kết quả để đưa ra quyết định có nên khen ngợi con cái hay không vì họ không biết quá trình nỗ lực của con. Nhưng cha mẹ có biết rằng, ngay cả khi không thành công, trẻ vẫn xứng đáng nhận những lời khen ngợi. Vì trẻ đã cố gắng hết sức trong quá trình ôn tập.

Nếu lấy kết quả là thước đo của thành công thì cha mẹ có thể khiến bị tổn thương. Trẻ sẽ cảm thấy không được ghi nhận dù đã nỗ lực hết sức. Lúc này, cha mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về trẻ: "Con ơi, dù con chưa hoàn thành việc này nhưng cha/mẹ đã thấy sự cố gắng của con. Hãy kiên trì, giữ tinh thần lạc quan nhé! Lần sau, con nhất định thành công". Như vậy, trẻ sẽ hào hứng, sẵn sàng làm việc chăm chỉ, không sợ thất bại.

Ngược lại, nếu chỉ ngợi khen kết quả mà bỏ qua quá trình cố gắng sẽ khiến trẻ trở nên tự mãn, kiêu căng.

khen-con2-1721378379098861963845.png

Ngay cả khi không thành công, trẻ vẫn xứng đáng nhận những lời khen ngợi. Ảnh minh họa

3. Mô tả cụ thể chứ không dùng lời khen chung chung

Có phải nhiều bậc phụ huynh thường dành những lời khen như: "Con thật tuyệt vời", "Con làm tốt lắm",… Trẻ biết rằng bản thân đang được tuyên dương nhưng chúng không hiểu vì sao lại được khen. Những lời khen như vậy không có tác dụng, thậm chí còn khiến trẻ ỷ lại, chỉ thích khen ngợi. Dần dần chúng sẽ không chịu đựng được lời chỉ trích, làm suy giảm khả năng chịu áp lực, chịu thất bại.

Khen ngợi hiệu quả là mô tả biểu hiện, hành động cụ thể. Chẳng hạn như khi trẻ nhường đồ chơi cho bạn, cha mẹ có thể nói: "Việc con sẵn sàng chia sẻ đồ chơi của mình với bạn là rất tốt. Con là một đứa trẻ có trái tim ấm áp!". Hay khi trẻ dọn dẹp nhà cửa, cha mẹ hãy dành lời khen: "Hôm nay con đã lau sàn nhà, bàn ghế giúp không gian trở nên sạch sẽ, gọn gàng. Con làm rất tốt đấy!".

Cha mẹ càng khen ngợi cụ thể càng giúp trẻ hiểu được mình đã làm tốt điều gì. Từ đó trẻ thêm tin tưởng và nhận ra giá trị của bản thân.

4. Khen ngợi đi kèm với khích lệ

Khen ngợi trẻ cũng là một kỹ năng mà cha mẹ cần rèn luyện. Tuy nhiên, khi khen trẻ, cha mẹ không nên chỉ ghi nhận kết quả mà cần đưa ra lời khích lệ. Chẳng hạn nếu con đạt điểm cao trong kỳ kiểm tra vừa qua, hãy khen con như sau: "Con đã làm tốt, đã nỗ lực rất nhiều. Chúc mừng con! Mong con giữ vững kết quả và sẽ đạt thành tích cao hơn trong kỳ kiểm tra tới".

Nếu được cha mẹ khen ngợi cùng sự khích lệ sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, tự hào, kiên định theo đuổi con đường đã chọn. Vì vậy, hằng ngày, cha mẹ nên khích lệ tinh thần trẻ để nâng cao hiệu quả, giúp trẻ ngày càng hoàn thiện bản thân.

gia-dinh2-17212052493541481352752-0-0-390-624-crop-17212052643851332122858.jpgCon cái lớn lên trong 6 kiểu gia đình khác nhau này sẽ có tương lai khác nhau 'một trời một vực'

GĐXH - Nhà trị liệu gia đình nổi tiếng người Mỹ - Satya tin rằng: Ảnh hưởng của gia đình nguyên thủy đối với con cái vô cùng chặt chẽ. Một gia đình hạnh phúc sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ.

cha-me2-17211903366321352479774-21-0-457-697-crop-1721190345553834709041.jpgKhông phải cứ thích gì được mua nấy, 9 điều này mới là thứ trẻ thực sự mong muốn có ở cha mẹ

GĐXH - Con cái đôi khi có rất nhiều điều muốn nói với cha mẹ nhưng không biết mở lời như thế nào.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022