Trẻ ăn vạ để tìm kiếm sự chú ý
Khi trẻ muốn bạn chú ý, chúng sẽ làm bất cứ điều gì có thể, và chúng biết rằng la hét là cách hiệu quả để làm điều đó.
Thế nên, trong trường hợp này, bỏ qua là cách hữu ích nhất.
Học cách phớt lờ việc tìm kiếm sự chú ý của trẻ đôi khi có thể khiến chúng ít tái phạm hơn.
Chuyên gia cho rằng, hay cáu giận, ăn vạ, thái độ khó ưa... đều là những cảm xúc hoàn toàn không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ảnh minh họa
Trẻ ăn vạ do tính cách
Có những bé tính cách mềm mỏng, có bé mạnh mẽ, bé lại "miễn dịch" trước mọi sự, nhưng cũng có bé hay giận dỗi.
Tất cả những nét tính cách này đều ảnh hưởng tới cách các bé phản ứng trước sự việc.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là cha mẹ không thể hạn chế cơn ăn vạ vô lối của con.
Trẻ ăn vạ vì muốn giao tiếp với bạn
Khi con bạn vẫn đang học cách giao tiếp với bạn, nhưng bạn lại không thể hiểu chúng, chúng sẽ dùng đến cách la hét, giận dữ.
Trên thực tế, đó là cách duy nhất để trẻ làm cho cha mẹ của chúng hiểu rằng có điều gì đó không ổn và buộc phải phán đoán cho đến khi đúng.
Bạn có thể giải quyết tình thế này bằng cách biến nó thành một trò chơi.
Trong trò chơi này, bạn và con cùng xem ai có thể nói to nhất trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó là ai có thể nói nhỏ nhất. Bằng cách này, trẻ sẽ quên đi việc gào thét.
Trẻ ăn vạ vì bị đói, mệt, buồn ngủ, căng thẳng hoặc bị kích động quá mức
Trường hợp này các bé rất dễ lăn ra ăn vạ, đơn giản vì không còn đủ bình tĩnh để diễn đạt ý muốn của mình.
Việc này hoàn toàn dễ hiểu, vì khi còn nhỏ, trẻ chưa biết làm thế nào đối mặt với những cảm xúc tiêu cực hay bày tỏ nó bằng lời nói.
Với trường hợp này, nên cố gắng giữ bình tĩnh và đừng la mắng trẻ - bởi điều đó khiến mọi thứ tệ hơn.
Hãy chỉ cho con cách tiếp cận bình tĩnh và dạy con biểu đạt suy nghĩ của mình bằng lời.
Trẻ ăn vạ vì đang lo lắng
Một lý do khác khiến trẻ cư xử sai có thể là vì chúng không thoải mái hoặc lo lắng, đặc biệt khi trẻ ở một môi trường mới lạ, ồn ào, những nơi đông người.
Cách tốt nhất là bạn nên đánh lạc hướng trẻ.
Bạn có thể giúp con xoa dịu bằng cách nhắc nhớ những thứ gần gũi, thân quen với trẻ, ví dụ như một ca khúc quen chẳng hạn. Điều này có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu đấy.
Một số cách để xoa dịu cơn ăn vạ của con
Cha mẹ cần chú ý tới cảm xúc của trẻ từ sớm và có sự giúp đỡ trong việc điều chỉnh, hướng dẫn trẻ quản lý cảm xúc của mình. Ảnh minh họa
Ở bên cạnh chờ cơn giận đi qua
Nhiều bố mẹ vì sốt ruột với tiếng khóc của con mà yêu cầu/dỗ con "nín ngay", nhưng kết quả nhận lại là bé càng khóc to.
Vì thế, đôi khi cách tốt nhất là bạn yên lặng ở bên cạnh con, để con yên tâm.
Nhưng lúc này cố gắng đừng nhìn vào mắt con, đừng vội chạm vào khi con vẫn đang gào khóc, hãy tập trung vào việc mà bạn đang làm.
Hãy giúp con gọi đúng tên cảm xúc
Giúp con gọi tên cảm xúc, cho con thấy bạn thấu hiểu những gì con đang cảm nhận.
Đôi khi các bé cáu giận đơn giản vì mệt, đói, lúc này bố mẹ không nên sử dụng hình phạt nghiêm khắc (như là phạt ngồi góc) mà nên an ủi, vỗ về, giúp bé thư giãn.
Đây là cơ hội để bố mẹ dạy cho bé biết khi mệt, con cảm thấy thế nào và con nên làm gì thay vì cáu giận với người khác.
Giải thích rõ ràng
Sẽ không có ích gì khi bạn giải thích, nói lý lẽ khi con đang khóc lóc, bởi não bộ của trẻ lúc này tập trung hoàn toàn vào cơn giận, không đủ tỉnh táo để tiếp nhận những gì người khác nói.
Đôi khi khóc lóc là một cách giúp bé giải tỏa cảm xúc.
Với trẻ lớn, không cần giải thích dài dòng nhưng cũng không nên nói "không" mà không kèm theo lời giải thích thỏa đáng nào.
Hãy nói vì sao bạn không muốn trẻ ăn vạ hoặc làm theo ý của trẻ.
Đưa cho trẻ sự lựa chọn
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy hỏi trẻ xem liệu có phải trẻ đang làm sai và tự giải thích điều trẻ muốn. Cố gắng khuyến khích trẻ nói ra.
Cho bé các sự lựa chọn để bé tự quyết định và có cảm giác được kiểm soát chính mình.
Chẳng hạn như: nếu con muốn ăn cái này thì con sẽ không ăn cơm nữa, nếu con muốn có đồ chơi này thì sẽ không được chơi trò gì đó nữa (trò mà trẻ ưa thích).
GĐXH - Những hành động tưởng chừng như vô nghĩa và bạn không thể lý giải được tại sao thì với trẻ chúng đều có lý do cả.
GĐXH - Phụ huynh tốt đương nhiên hy vọng con học giỏi nhưng họ biết chú trọng kiến thức con đạt được thay vì chỉ chăm chăm vào điểm số của con.