1. Giọng điệu nghi ngờ

Khi giao tiếp với người khác, người EQ thấp thường có giọng điệu hoài nghi, kiểu như: "Thật như vậy không?" hay "Tại sao lại như thế được".

Giọng điệu hoài nghi luôn hàm chứa ý nghĩa tiêu cực, thể hiện không tin tưởng người khác. Nếu thường xuyên sử dụng giọng điệu này trong giao tiếp sẽ khiến đối phương khó chịu, mất thiện cảm, tạo ra khoảng cách giữa người nói và người nghe.

eq1-17257772072541039420012.jpg

Giọng điệu hoài nghi luôn hàm chứa ý nghĩa tiêu cực. Ảnh minh hoạ

2. Phản hồi theo kiểu "sandwich"

Phản hồi theo kiểu "sandwich" là khi một lời phê bình tiêu cực được bao quanh bởi hai lời khen tích cực giống như một chiếc bánh sandwich vậy.

Tuy nhiên, phương pháp này thường không mang lại hiệu quả. Thậm chí, nó có thể phản ánh rằng bạn là người có EQ không cao.

Theo chuyên gia tâm lý de Kock, con người thường có khả năng chịu đựng mạnh mẽ hơn những gì ta tưởng. Họ không cần phải nhận lời khen ngợi trước khi đối mặt với chỉ trích. Trên thực tế, lời khen ngợi có thể không gây ấn tượng với người lắng nghe, bởi sự chú ý thường dồn vào phần tiêu cực.

Do đó, phản hồi kiểu "sandwich" có thể bị coi là cách giao tiếp kém hiệu quả vì nó không đưa ra phản hồi một cách minh bạch, đơn giản và đúng trọng tâm.

3. Giọng điệu ra lệnh

"Đưa tôi tập tài liệu", "Lấy hộ tôi cốc nước"... là một trong những giọng điệu ra lệnh khiến người nghe cảm thấy khó chịu, tức giận, thậm chí bất mãn. Giọng điệu này chứng tỏ người nói là kẻ mạnh, người nghe là kẻ yếu.

Nhiều người cho rằng lời nói ra lệnh là biểu hiện của sự mạnh mẽ, dứt khoát, thẳng thắn nên họ không cảm thấy tội lỗi. Điều này hoàn toàn sai lầm!

Thực tế là không ai muốn sự bất bình đẳng và chèn ép cả. Cho dù quan hệ thân thiết đến mức nào, ra lệnh chính là thứ tối kỵ khiến tình nghĩa tàn phai, bạn bè xa lánh.

4. Trò chuyện theo kiểu thích kiểm soát

Những người có EQ cao thể hiện sự tin tưởng và đánh giá cao người khác thông qua ngôn ngữ họ sử dụng. Mặt khác, những người có EQ thấp lại nói những điều thể hiện sự kiểm soát hoặc giám sát và bộc lộ sự thiếu tin tưởng của họ.

Theo chuyên gia tâm lý Tamaryn de Kock, bằng cách sử dụng các cụm từ như "Tôi tin tưởng bạn", "Tôi đánh giá cao bạn" và "Tôi quan tâm đến bạn" có thể giúp nuôi dưỡng tâm lý an toàn và thể hiện trí thông minh cảm xúc của người nói". Tuy nhiên, điều này chỉ có hiệu quả nếu đã có nền tảng của sự tin tưởng.

"Nhưng chỉ nói thôi là không đủ. Những lời nói này phải song hành với hành động để chứng tỏ bạn thực sự tin tưởng hoặc quan tâm đến một người. Những lười nói trống rỗng bất lợi hơn là có lợi", chuyên gia nói.

eq2-1725777207282178918040.jpg

Những người có EQ thấp lại nói những điều thể hiện sự kiểm soát hoặc giám sát và bộc lộ sự thiếu tin tưởng của họ. Ảnh minh hoạ

5. Giọng điệu hỏi ngược

"Không phải đã nói với bạn rồi sao?, "Việc đơn giản thế này mà bạn không làm tốt được hả?"... là một trong những giọng điệu chất vấn, hỏi ngược, với ẩn ý: "Tôi đúng và bạn sai".

Cách nói này thể hiện sự phủ định mạnh hơn cả giọng điệu nghi ngờ bởi còn hàm chứa sự không hài lòng, thậm chí khinh thường đối phương.

Người thường xuyên sử dụng giọng điệu này coi mình là giỏi nhất nên không quan tâm đến cảm xúc của người khác. Họ thuộc nhóm có trí tuệ cảm xúc thấp điển hình.

6. Quan tâm kiểu nửa vời

Khi ai đó gặp vấn đề và bạn thường xuyên đặt ra các câu hỏi như: "Hãy kể tôi nghe về…"; "Làm ơn giải thích cho tôi hiểu…" hoặc "Bạn suy nghĩ thế nào?"... đó là biểu hiện của người có EQ cao khi đang nỗ lực hiểu rõ cảm xúc cũng như quan điểm của người khác.

Tuy nhiên, điều này chỉ có ý nghĩa khi bạn thực sự quan tâm đến những gì đối phương nói sau đó. Nếu họ chỉ hỏi cho có lệ mà thực tế thì lại lơ là, không chú ý đến câu trả lời, hoặc nhìn chỗ khác trong khi người kia đang nói, thì đây có thể là dấu hiệu của một người có EQ không cao.

7. Không xin lỗi

Những câu xin lỗi như "Tôi xin lỗi nhưng…" hoặc "Tôi xin lỗi vì bạn cảm thấy như vậy" sẽ làm xói mòn lòng tin và hủy hoại một mối quan hệ.

Những người có EQ thấp có xu hướng sử dụng những câu như thế này. Mặt khác, xin lỗi một cách chân thành sẽ nhận được sự đồng cảm và thấu hiểu.

"Thành thật thừa nhận rằng bạn đã phạm sai lầm hoặc có thể đã sai về điều gì đó cho thấy bạn nhận thức được hành vi của chính mình và tác động của chúng đối với người khác. Điều này thể hiện sự khiêm tốn. Hơn nữa, bạn có thể sai nhưng thừa nhận thất bại hoặc điểm yếu của mình sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin và sự tin tưởng", chuyên gia tâm lý Tamaryn de Kock nói.

8. Giọng điệu thờ ơ

Khi cãi nhau, vì không muốn tiếp tục hoặc lười giải thích, nhiều người sẽ nói: "Nghĩ sao thì tùy". Giọng điệu thờ ơ này khiến đối phương cảm thấy người nói không quan tâm đến cảm xúc của mình, sự tức giận vốn có lại càng thêm bùng nổ.

Giao tiếp là cách trao đổi hai chiều, nhưng giọng điệu thờ ơ chỉ truyền tín hiệu người nói không muốn giao tiếp với đối phương.

Giọng điệu này cũng thể hiện sự thiếu đồng cảm, khiến cho đối phương thấy rằng bạn không nỗ lực để hiểu hoàn cảnh và tình huống của họ. Nên tránh sử dụng giọng điệu này khi nói chuyện với người khác.

eq2-17255245375041533595673-0-59-386-677-crop-17255245487852123818799.jpgCon EQ cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào cách giáo dục của cha mẹ

GĐXH - Một số bậc cha mẹ khi con còn nhỏ chỉ chú ý đến chỉ số thông minh IQ mà không hề biết rằng chỉ số EQ mới ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của trẻ.

day-con1-1725628257558755453969-0-0-427-684-crop-17256283186321331493084.jpgCách cha mẹ thông minh nuôi dạy con: Có 7 nguyên tắc áp dụng từ thuở bé

GĐXH - Đối với những cha mẹ thông thái, họ có cách nuôi dạy con rất khác. Để con trở thành đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn thì ngay từ khi con còn nhỏ, họ đã áp dụng một số nguyên tắc dưới đây.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022