Trong cuộc sống, có những lời mời bạn thật sự không muốn nhận. Không phải vì ghét bỏ, chỉ đơn giản là bạn không hứng thú, không phù hợp hoặc… đang quá mệt mỏi. Thế nhưng, từ chối thế nào để không làm tổn thương đối phương, đó là bài toán giao tiếp mà người EQ cao luôn biết cách giải.

EQ cao không phải là khéo miệng, mà là biết đặt mình vào vị trí người khác

Một người có EQ thấp sẽ chọn cách ngắn gọn: "Tôi bận rồi, không đi được". Câu nói này tưởng như thẳng thắn, nhưng lại lạnh lùng và dễ khiến đối phương hụt hẫng.

Người có EQ cao thì khác. Họ từ chối vẫn rất rõ ràng, nhưng dùng từ ngữ và thái độ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng.

Họ sẽ nói:

"Mình rất muốn tham gia, nhưng tuần này thật sự quá tải. Hẹn dịp khác nhé, mình nợ bạn một buổi cà phê đấy!"

Hoặc:

"Cảm ơn vì lời mời nha! Mình rất tiếc phải từ chối lần này. Nhưng nghe thú vị thật, bạn chụp vài tấm ảnh gửi mình với nhé?"

Không dài dòng, không lấp lửng, nhưng vẫn để lại dư vị dễ chịu, đó chính là nghệ thuật giao tiếp của người EQ cao.

eq-cao1-1753178942181662353139.jpg

Không dài dòng, không lấp lửng, nhưng vẫn để lại dư vị dễ chịu, đó chính là nghệ thuật giao tiếp của người EQ cao. Ảnh minh hoạ

Người EQ cao không "tế nhị" quá mức 

Một ví dụ điển hình là khi một nghệ sĩ nổi tiếng được mời dự sự kiện, nhưng trùng lịch trình. Nhóm quản lý không muốn từ chối thẳng, nên chỉ viết: "Rất cảm ơn lời mời, nhưng thời gian hiện tại có vẻ không thuận tiện".

Hệ quả? Ban tổ chức... tưởng có thể điều chỉnh được lịch, vẫn lên tên nghệ sĩ trong danh sách khách mời. Đến khi lịch được công bố, cả ê-kíp phải xoay sở gấp gáp để... không thất hứa.

Vụ việc khiến người quản lý rút ra bài học: Thái độ có thể mềm mỏng, nhưng nội dung phải rõ ràng, trực diện. Tế nhị không đồng nghĩa với mập mờ.

EQ cao không phải chiều lòng, mà là chân thành đúng lúc

Từ chối không phải là điều xấu. Một nhà văn từng nói: "Khi ai đó ngỏ lời, họ đã chuẩn bị sẵn cho cả hai đáp án. Điều họ cần chỉ là một câu trả lời chân thành."

Chính vì vậy, EQ cao không đồng nghĩa với nói những điều dễ nghe. Mà là biết khi nào cần từ chối, và từ chối như thế nào để giữ được sự tử tế trong giao tiếp.

Người bạn thật sự sẽ không vì một lời từ chối mà quay lưng. Nhưng cách bạn nói "không" sẽ cho thấy bạn trân trọng mối quan hệ đó đến mức nào.

Từ chối thông minh là biết đề xuất một lựa chọn khác

Một khách mời truyền hình từng được mời làm phù dâu ngay trên sóng. Cô mỉm cười từ chối:

"Sợ làm phù dâu nhiều quá lại ế mất! Nhưng mình rất vinh hạnh nếu được làm người cầm nhẫn cho hai bạn."

Một câu nói vừa nhẹ nhàng, vừa hài hước, vừa thể hiện sự tham gia gián tiếp thay vì gạt đi lời mời một cách lạnh lùng. 

Đó chính là dấu hiệu của người EQ cao: không chỉ nói "không", mà còn mở ra một "có" khác, phù hợp hơn.

eq-cao2-1753178942176289882631.jpg

Người bạn thật sự sẽ không vì một lời từ chối mà quay lưng. Nhưng cách bạn nói "không" sẽ cho thấy bạn trân trọng mối quan hệ đó đến mức nào. Ảnh minh hoạ

Từ chối không phải là đóng cửa, mà là giữ cửa đúng cách

Một người bạn mắc bệnh dạ dày thường xuyên bị bạn bè rủ nhậu. Thay vì né tránh, anh chọn cách đối thoại thẳng thắn nhưng không mất lòng:

"Tớ giờ kiêng rượu rồi, dạ dày yếu lắm. Dịp nào tụi mình cà phê tâm sự nhé."

Không ai ép buộc nữa, lại còn chủ động chuyển hướng. EQ cao chính là như vậy: từ chối mà vẫn gợi mở, nói "không" mà vẫn giữ được tình bạn.

EQ cao: Kỹ năng quan trọng để bảo vệ thời gian, năng lượng và cả mối quan hệ

Thời gian là tài sản quý giá. Chúng ta không thể đồng ý với mọi lời mời, cũng không nên. Nhưng thay vì trốn tránh, trì hoãn hay đưa ra những cái cớ thiếu thuyết phục, hãy học cách từ chối đúng lúc và đúng cách.

Một câu như: "Hôm đó mình kẹt việc mất rồi, tiếc quá! Lần sau bạn có rủ thì báo sớm giúp mình với nhé!" vừa thể hiện thành ý, vừa giúp đối phương giữ thể diện. 

Và quan trọng nhất: bạn đang chọn sự minh bạch, chân thành, đó là nền tảng để mối quan hệ lâu dài và chất lượng.

Từ chối cũng là một nghệ thuật của người EQ cao

Người EQ cao không sợ nói "không". Họ chỉ chọn cách nói khiến người khác vẫn muốn giữ liên lạc, vẫn muốn mời lần sau.

Từ chối không phải là khước từ. Đó là cách bạn bảo vệ thời gian, sức khỏe và sự tỉnh táo của chính mình một cách văn minh, lịch sự, và giàu trí tuệ cảm xúc.

Theo Toutiao

eq-cao2-175257199663428697446-0-0-563-900-crop-1752572001299876305821.jpg5 câu hãy thử nói thường xuyên, bạn sẽ thấy EQ cao có thể thay đổi cả vận mệnh

GĐXH - Không cần nói lời hoa mỹ hay trình bày dài dòng, người có EQ cao chỉ cần 5 kiểu câu đơn giản này cũng đủ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng.

eq-thap1-1752828651335174800796-0-0-640-1024-crop-17528287062022052237688.jpg6 thói quen khiến người EQ thấp 'lộ mặt'

GĐXH - Người EQ thấp hay nói những điều to tát, tỏ ra sắc sảo và tự tin nhưng kỳ thực lại thiếu một kỹ năng quan trọng: sự tinh tế trong ứng xử.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022