Khi bạn kết hôn, bạn không chỉ kết hôn với nửa kia của mình mà còn kết hôn với gia đình của họ.

Bạn có thể yêu say đắm người bạn đời của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy với cha mẹ của họ. Trên thực tế, việc đối đầu với bố mẹ chồng theo thời gian là điều khá phổ biến.

Nhưng việc có mối quan hệ chưa tốt với mẹ chồng hoặc bố chồng không có nghĩa là cuộc hôn nhân của bạn sẽ tan vỡ.

Với một chút kiên nhẫn và hiểu biết, bạn có thể học cách điều hướng và xây dựng mối quan hệ lành mạnh với bố mẹ chồng của mình ngay cả khi bạn không thực sự yêu họ.

edit-bo-me-chong2-1738725520104217349675.jpeg

Bạn có thể yêu say đắm người bạn đời của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cũng sẽ cảm thấy như vậy với cha mẹ của họ. Ảnh minh họa

Dưới đây là một số lời khuyên về những việc cần làm để xây dựng mối quan hệ tốt hơn bố mẹ chồng.

1. Cần phải cho ông xã hiểu về những gì đang xảy ra

Bạn chỉ có thể nói một cách tế nhị như: "Ở cạnh mẹ anh, em không có cảm giác thoải mái như ở bên mẹ em".

Hãy nhấn mạnh rằng anh ấy có thể cảm thấy như vậy đối với bố mẹ bạn. Bạn nên cố gắng để anh ấy hiểu rằng đó chỉ là sự gần gũi bạn cảm nhận được với người thân.

Thế nhưng, nếu mẹ chồng bạn đang làm điều gì đó khiến cảm xúc của bạn bị tổn thương (và có thể vì mục đích rõ ràng) thì tình hình càng trở nên nhạy cảm hơn. Trong trường hợp này, bạn cần phải cho ông xã hiểu về những gì đang xảy ra.

Hãy nhớ rằng thời điểm tốt nhất để làm điều này là khi bạn bình tĩnh. Bạn có thể chia sẻ theo hướng: "Em không muốn gây khó khăn cho anh, nhưng em muốn anh để ý cách mẹ đối xử với em trong lần tới về thăm mẹ. Em không muốn cãi nhau về vấn đề này, nhưng em nghĩ mẹ thường nói những điều làm em tổn thương".

Đầu tiên, có thể anh ấy sẽ không nhớ. Chồng bạn sẽ không bao giờ nghĩ người mẹ tuyệt vời của mình lại có thể gây tổn thương cho vợ của con trai bà.

Vì thế, bạn cần để cho anh ấy được "mục sở thị" những hành vi thực tế để hiểu có yếu tố cạnh tranh trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu.

Một khi anh ấy đã được cảnh báo về khả năng có thể xảy ra, bạn cần tạo dấu hiệu nhận biết. Hãy để anh ấy chú ý tới hành vi, thái độ hoặc lời nói cay nghiệt của bà với bạn khi có mặt cả 3 người. Sau đó, anh ấy có thể xác định hành vi của mẹ mình khắt khe đến đâu và ủng hộ bạn khi cần thiết.

Tuy nhiên, dù làm gì chăng nữa, bạn cũng cố gắng không để xảy ra ẩu đả giữa bạn và mẹ chồng.

Hãy để chồng bạn thấy vợ mình biết cư xử hơn, mạnh mẽ hơn và nhìn nhận mẹ theo một quan điểm thực tế hơn. Từ đó, anh ấy sẽ tìm cách dung hòa mâu thuẫn giữa mẹ và vợ.

2. Khéo léo bày tỏ quan điểm về không gian riêng tư

Bạn và chồng cần có không gian cá nhân riêng tư, ví dụ như nhà riêng, phòng riêng tùy điều kiện kinh tế của từng gia đình và bố mẹ chồng phải tôn trọng điều này để mối quan hệ của bạn được duy trì lành mạnh.

Sanam Hafeez, nhà tâm lý học thần kinh ở New York, giám đốc của tổ chức Comprehend the Mind, khẳng định bạn cần khéo léo bày tỏ quan điểm, cho họ thấy bạn cần được đáp ứng sự riêng tư trong không gian sống của hai vợ chồng.

Sự chia sẻ này là cần thiết, vì cha mẹ có thể có quan điểm khác bạn. Điều này giúp cha mẹ hiểu khi nào nên đến nhà con, khi nào nên/không nên vào phòng con.

3. Tránh các chủ đề nhạy cảm với bố mẹ chồng

Có một số chủ đề có khả năng gây ra mâu thuẫn giữa bạn và bố mẹ chồng. Cho dù đó là chính trị, tôn giáo hay phong cách nuôi dạy con cái.

Tốt nhất bạn nên tránh những chủ đề này hoàn toàn. Nếu bạn không thể tránh họ, thì hãy tôn trọng và cố gắng nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ.

Nếu bạn có bất đồng, hãy cố gắng thảo luận về chúng một cách bình tĩnh và tôn trọng. Tránh chỉ trích họ một cách công khai, điều này sẽ chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

4. Chia sẻ với bố mẹ chồng về thời gian biểu, tính chất công việc

Nhà trị liệu gia đình Jennifer Kelman chia sẻ, điều quan trọng là bạn phải chia sẻ với bố mẹ chồng về thời gian biểu, tính chất công việc của mình.

Nếu bạn không làm rõ thông tin này, bố mẹ chồng có thể gọi điện nhiều lần trong ngày hoặc yêu cầu bạn những việc bạn không đáp ứng được.

Kelman giải thích, đây là ranh giới khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc chia sẻ cụ thể nhưng lại rất cần thiết.

Ví dụ, nếu ông bà ở quê thường gọi điện hỏi thăm con cái vào lúc 19 giờ - khi bạn đang bận bịu nấu cơm nước sau một ngày làm việc, bạn nên khéo léo nói với chồng để anh chia sẻ với bố mẹ, giúp "ranh giới thời gian" được thiết lập, để họ không gọi điện vào những thời điểm không thích hợp.

bo-me-chong1-17387255086061157077902.jpg

Nhà trị liệu gia đình Jennifer Kelman chia sẻ, điều quan trọng là bạn phải chia sẻ với bố mẹ chồng về thời gian biểu, tính chất công việc của mình. Ảnh minh họa

5. Không để bụng

Sẽ có lúc bố mẹ chồng bạn nói hoặc làm điều gì đó khiến bạn tổn thương. Nhưng điều quan trọng là không nên để bụng bởi họ có thể không cố ý làm tổn thương bạn.

Tránh để bố mẹ chồng dính líu vào các vấn đề giữa bạn và bạn đời

Theo các chuyên gia, bạn nên thiết lập ranh giới cụ thể, tránh để bố mẹ chồng dính líu vào các vấn đề giữa bạn và bạn đời.

Họ không nên là một phần trong những bất đồng của hai bạn, đặc biệt khi họ có khả năng thiên vị con mình.

Theo Kelman, nếu bạn thấy rằng cha mẹ chồng đang cố gắng can dự vào các vấn đề giữa hai bạn, đừng im lặng.

Việc thiết lập ranh giới này rất quan trọng, đặc biệt cần được làm sớm thay vì để bố mẹ can thiệp vào vấn đề cá nhân của hai bạn ngay từ đầu.

Đương nhiên, bạn cần tìm cách diễn đạt cho khéo léo, thay vì nói lời căng thẳng với cha mẹ.

Ví dụ bạn có thể chia sẻ: "Con biết bố mẹ thương chúng con nhưng điều quan trọng là chúng con sẽ cùng giải quyết mọi việc mà không cần ý kiến của người khác".

6. Chấp nhận bố mẹ chồng như họ vốn có

Bố mẹ chồng của bạn sẽ không bao giờ thay đổi, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải chấp nhận con người thật của họ.

Cố gắng thay đổi sẽ chỉ gây ra căng thẳng và xung đột. Vì vậy, thay vào đó, hãy tập trung vào việc chấp nhận họ và xây dựng mối quan hệ với họ có lợi cho cả hai bạn.

7. Chia sẻ rõ ràng với bố mẹ chồng về các sở thích cá nhân

Nhà trị liệu tâm lý Kaytee Gillis nói rằng bạn nên chia sẻ rõ ràng với cha mẹ về các sở thích cá nhân, ví dụ ăn uống, vận động thể chất, cách nuôi dạy con cái.

Nếu bạn không thích thú cưng hoặc ngược lại, yêu thích chó mèo, đừng ngại ngần chia sẻ với họ để được lắng nghe và tôn trọng.

8. Dành thời gian với họ

Bạn có thể khó dành thời gian cho bố mẹ chồng. Thay vào đó hãy tìm những hoạt động mà cả bạn và bố mẹ chồng đều thích, điều đó có thể giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa đôi bên.

Đó có thể là bất cứ điều gì, từ đi dạo, chơi bài đến xem phim cùng nhau.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy khó ở bên bố mẹ chồng trong thời gian dài, thì hãy thử dành thời gian cho họ với liều lượng nhỏ. Bắt đầu với những chuyến thăm ngắn và tăng dần theo thời gian.

9. Thiết lập ranh giới tài chính

Tìm kiếm chỗ dựa tài chính từ cha mẹ có thể là khởi đầu của nhiều cặp vợ chồng trẻ nhưng hãy cẩn thận về việc để bố mẹ chồng can thiệp quá sâu vào việc đó.

Chuyên gia Hafeez nói vấn đề tiền bạc thường có thể gây căng thẳng. Thảo luận với cha mẹ về các chủ đề như khoản vay, mức hỗ trợ tài chính hoặc tham gia vào các quyết định tài chính quan trọng là cần thiết.

Hãy minh bạch về những kỳ vọng và giới hạn của bạn, đồng thời thiết lập các ranh giới phù hợp với các mục tiêu và giá trị tài chính bạn và bạn đời đặt ra.

Chuyên gia Kelman cho rằng, bạn nên thiết lập một ranh giới rõ ràng, thay vì việc nhận tiền từ cha mẹ và phải tuân thủ các quy tắc họ đề ra trong khi bản thân bạn không muốn như vậy.

edit-nha-chong3-17373847029401739265487-0-0-344-550-crop-17373847070451369092303.jpegBố mẹ chồng chỉ mong con dâu lấy chồng mới

GĐXH - Cả hai ông bà chỉ mong con dâu tìm được nhà chồng mới tốt hơn.

me-chong2-17374759636761690750173-50-0-800-1200-crop-1737475974012526212100.jpgMẹ chồng lộ bí mật 'động trời' vì cháu nội sinh ra có một điểm lạ khác hẳn với gia đình hai bên nội ngoại

GĐXH - Vì cả gia đình bên nội và ngoại không ai có đặc điểm này, nên mẹ chồng nghi ngờ con dâu ngoại tình. Không ngờ kết quả xét nghiệm ADN của đứa trẻ lại làm lộ ra bí mật của bà nội.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022