VNE-Ele-8710-1726289218.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Nr0K8Kid32jGheJFISFi5Q

Hiện nay Zimbabwe đang có quần thể voi lớn thứ hai trên thế giới. Ảnh: Global Nation

Bộ trưởng Môi trường Zimbabwe nhận định cả nước đang có nhiều voi hơn mức cần thiết. Chính phủ Zimbabwe đã chỉ đạo Cục Công viên và Động vật hoang dã (ZimParks) bắt đầu quá trình tiêu diệt voi. Đây cũng là động thái cho phép xử lý số lượng voi đang tăng vọt, AFP hôm 13/9 đưa tin.

Nhà chức trách sẽ săn bắn 200 con voi ở những khu vực xung đột với con người, bao gồm Hwange, nơi có khu bảo tồn tự nhiên lớn nhất Zimbabwe's là nơi ở của ước tính 100.000 con voi và có quần thể voi lớn thứ hai trên thế giới sau Botswana. Nhờ nỗ lực bảo tồn, Hwange trở thành ngôi nhà của 65.000 con voi, gấp hơn 4 lần sức chứa. Lần cuối cùng Zimbabwe tiêu diệt voi là năm 1988.

Tháng trước, nước làng giềng Namibia cũng thông báo họ đã giết chết 160 động vật hoang dã trong kế hoạch tiêu diệt hơn 700 con, bao gồm 83 con voi, nhằm đối phó với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Zimbabwe và Namibia nằm trong số những nước ở Nam Phi tuyên bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán.

Khoảng 42% người dân Zimbabwe sống trong đói nghèo, theo ước tính của Liên Hợp Quốc. Nhà chức trách cho biết khoảng 6 triệu người sẽ cần hỗ trợ lương thực từ tháng 11 tới tháng 3 khi thức ăn khan hiếm nhất. Động thái săn giết voi làm thức ăn bị chỉ trích bởi một số chuyên gia, một phần do voi là loài chủ chốt thu hút du khách.

"Chính phủ phải có biện pháp bền vững và thân thiện với môi trường hơn để giải quyết hạn hán mà không ảnh hưởng tới du lịch", Farai Maguwu, giám đốc Trung tâm quản lý tài nguyên thiên nhiên, cho biết. "Họ có nguy cơ bị du khách quay lưng về mặt đạo đức. Voi còn sống có nhiều lợi ích hơn so với voi chết. Điều này cần phải được ngăn chặn bởi nó rất vô đạo đức".

Tuy nhiên, Chris Brown, nhà bảo tồn kiêm giám đốc điều hành tổ chức Namibian Chamber of Environment, cho rằng voi sẽ phá hủy môi trường sống nếu chúng được phép tăng liên tục theo cấp số nhân. Chúng thực sự tàn phá hệ sinh thái và tác động lớn tới các loài kém nổi tiếng hơn.

Quyết định tiêu diệt voi của Namibia bị giới chuyên gia bảo tồn và tổ chức bảo vệ quyền động vật PETA chỉ trích là thiển cận, độc ác và kém hiệu quả. Nhưng chính phủ cho biết 83 con voi bị giết chỉ là một phần nhỏ trong số 20.000 con voi ở đất nước khô cằn này, giúp giảm bớt áp lực về nơi gặm cỏ và nguồn cung cấp nước.

Họ voi hiện có ba loài còn tồn tại là voi đồng cỏ châu Phi, voi rừng châu Phi và voi châu Á. Theo Animal Fact Guide, voi châu Phi là động vật có vú trên cạn lớn nhất thế giới, trọng lượng có thể lên 6 tấn, dài đến 7,5 m và cao đến 3,3 m (tính đến vai). Voi châu Á lớn thứ hai và voi rừng châu Phi nhỏ nhất trong ba loài.

An Khang (Theo AFP)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022