ve-tinh-dau-tien-3666-1722917315.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=HWiEC5J_zRY8r8zZSKoboQ

Minh họa sự phủ sóng của vệ tinh cho các dịch vụ viễn thông. Ảnh: ESA Science Office

Vụ phóng mới, diễn ra tại Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, một trong những trung tâm phóng vệ tinh chính của Trung Quốc, theo tờ China Securities Journal của hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Xinhua. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mục tiêu chiến lược của nước này nhằm cạnh tranh với mạng lưới vệ tinh Internet Starlink của công ty Mỹ SpaceX.

Starlink hiện gồm khoảng 5.500 vệ tinh, phủ sóng gần như toàn cầu và có hàng chục nghìn người dùng ở Mỹ. Đây là mạng lưới vệ tinh lớn nhất thế giới và sẽ còn tăng thêm hàng chục nghìn vệ tinh nữa trong tương lai.

Vụ phóng hôm 5/8 nằm trong dự án Thousand Sails Constellation của SSST, còn gọi là Kế hoạch Starlink G60. Dự án được khởi xướng vào năm ngoái, hướng đến triển khai siêu mạng lưới vệ tinh trên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO). Các vệ tinh LEO, hoạt động ở độ cao 300 - 2.000 km phía trên bề mặt Trái Đất, cung cấp khả năng truyền phát hiệu quả và tiết kiệm chi phí so với vệ tinh ở quỹ đạo cao hơn.

Nhóm dự án Thousand Sails Constellation sẽ phóng 108 vệ tinh trong năm nay và triển khai 648 vệ tinh cuối năm 2025, cung cấp mạng lưới phủ sóng toàn cầu vào năm 2027 và triển khai 15.000 vệ tinh trên quỹ đạo năm 2030. Đây là một trong ba dự án siêu mạng lưới quan trọng với số lượng vệ tinh vượt 10.000 của Trung Quốc. Hai siêu mạng lưới còn lại là Guowang và Honghu.

Kế hoạch của SSST thể hiện tham vọng của Trung Quốc trong việc trở thành một cường quốc về vệ tinh LEO. Khả năng phủ sóng Internet gần như toàn cầu sẽ mang lại lợi thế lớn về thương mại, thông tin liên lạc cũng như an ninh quốc gia. Tuy nhiên, thành công của dự án sẽ phụ thuộc vào sự đầu tư và những tiến bộ công nghệ.

Thu Thảo (Theo Interesting Engineering)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022