Anh-Cheo-Cheo-JPG-1738929744.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=buJIVRQzxGjD6IXuMwGMTQ

Ngày 7/2, các nhà khoa học đến từ Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE) và Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz (Leibniz-IZW, Đức) và Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa đã công bố kết quả nghiên cứu về hệ chim và thú tại vườn quốc gia này.

Từ 2018-2022, sau các bằng chứng cho thấy Cheo cheo lưng bạc xuất hiện trở lại sau gần 30 biến mất, nhóm đã tiến hành năm đợt khảo sát với 145 điểm đặt bẫy ảnh trên toàn lâm phận Vườn quốc gia Núi Chúa để xây dựng dữ liệu, giám sát hiện trạng, nghiên cứu loài đặc hữu này.

Giai đoạn nghiên cứu này có tổng cộng 867 ghi nhận thông qua khảo sát bẫy ảnh, đa số nằm ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp.

Trong ảnh là cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) được bẫy ảnh chụp được tại Vườn quốc gia Núi Chúa, sáng 1/6/2022.

Ngày 7/2, các nhà khoa học đến từ Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE) và Viện Nghiên cứu Vườn thú và Động vật hoang dã Leibniz (Leibniz-IZW, Đức) và Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa đã công bố kết quả nghiên cứu về hệ chim và thú tại vườn quốc gia này.

Từ 2018-2022, sau các bằng chứng cho thấy Cheo cheo lưng bạc xuất hiện trở lại sau gần 30 biến mất, nhóm đã tiến hành năm đợt khảo sát với 145 điểm đặt bẫy ảnh trên toàn lâm phận Vườn quốc gia Núi Chúa để xây dựng dữ liệu, giám sát hiện trạng, nghiên cứu loài đặc hữu này.

Giai đoạn nghiên cứu này có tổng cộng 867 ghi nhận thông qua khảo sát bẫy ảnh, đa số nằm ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp.

Trong ảnh là cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) được bẫy ảnh chụp được tại Vườn quốc gia Núi Chúa, sáng 1/6/2022.

Anh-Ga-Loi-JPG-1738929830.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=OWI9Y_80b5kGoR5j-HEi0Q

Các nhà khoa học đã mở rộng nghiên cứu từ một loài riêng lẻ sang quần xã các loài thú và chim sống trên mặt đất. Kết quả cho thấy mức độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy tại kiểu sinh cảnh chuyển tiếp (còn gọi là rừng bán khô hạn).

Trong ảnh là một cá thể gà lôi hông tía (Lophura diardi) đang đi kiếm ăn được bẫy ảnh của nhóm nghiên cứu chụp trưa ngày 18/6/2018. Gà lôi hông tía là một trong những loài được ghi nhận nhiều nhất ở Vườn quốc gia Núi Chúa tại khu vực rừng bán khô hạn. Loài này được chụp ở hầu như tất cả vị trí khảo sát bẫy ảnh.

Các nhà khoa học đã mở rộng nghiên cứu từ một loài riêng lẻ sang quần xã các loài thú và chim sống trên mặt đất. Kết quả cho thấy mức độ đa dạng loài cao nhất được tìm thấy tại kiểu sinh cảnh chuyển tiếp (còn gọi là rừng bán khô hạn).

Trong ảnh là một cá thể gà lôi hông tía (Lophura diardi) đang đi kiếm ăn được bẫy ảnh của nhóm nghiên cứu chụp trưa ngày 18/6/2018. Gà lôi hông tía là một trong những loài được ghi nhận nhiều nhất ở Vườn quốc gia Núi Chúa tại khu vực rừng bán khô hạn. Loài này được chụp ở hầu như tất cả vị trí khảo sát bẫy ảnh.

Anh-Ga-so-JPG-1738929899.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=JbkSTRRAXvHGbCf0Dftx3A

Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) được bẫy ảnh chụp trong rừng Núi Chúa, chiều 22/6/2018.

Theo nhóm nghiên cứu, ở các vùng sinh thái khác của Việt Nam, loài này chỉ có thể được tìm thấy ở rừng lá rộng thường xanh ở độ cao lớn; nhưng ở Vườn quốc gia Núi Chúa, chúng lại được ghi nhận nằm ở sinh cảnh chuyển tiếp có độ thấp.

Gà so họng trắng (Arborophila brunneopectus) được bẫy ảnh chụp trong rừng Núi Chúa, chiều 22/6/2018.

Theo nhóm nghiên cứu, ở các vùng sinh thái khác của Việt Nam, loài này chỉ có thể được tìm thấy ở rừng lá rộng thường xanh ở độ cao lớn; nhưng ở Vườn quốc gia Núi Chúa, chúng lại được ghi nhận nằm ở sinh cảnh chuyển tiếp có độ thấp.

Anh-Ga-Tien-JPG_1738929088-1738930034.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=G2iYsiEnHlTf2JARLDh4Tg

Một con gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) được bẫy ảnh ghi lại ngày 9/6/2018. Theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu, tại Vườn quốc gia Núi Chúa, loài gà tiền này chỉ ghi nhận được trong khu vực rừng sinh cảnh chuyển tiếp nằm giữa rừng khô hạn và rừng thường xanh.

Một con gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini) được bẫy ảnh ghi lại ngày 9/6/2018. Theo dữ liệu của nhóm nghiên cứu, tại Vườn quốc gia Núi Chúa, loài gà tiền này chỉ ghi nhận được trong khu vực rừng sinh cảnh chuyển tiếp nằm giữa rừng khô hạn và rừng thường xanh.

Anh-Chim-duoi-cut-dau-xam-JPG-1738930102.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gQQRouwo3iRpH7sjkJlXWg

Chim đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) cũng là một trong những loài phổ biến ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ở Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. Cá thể này được bẫy ảnh ghi nhận vào sáng 20/5/2018.

Chim đuôi cụt đầu xám (Hydrornis soror) cũng là một trong những loài phổ biến ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ở Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận. Cá thể này được bẫy ảnh ghi nhận vào sáng 20/5/2018.

Anh-chim-duoi-cut-canh-xanh-JPG-1738930173.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=f6PmXRMntlS_P4k8C2zQtQ

Chim đuôi cụt cánh xanh (Pitta moluccensis) cũng được ghi nhận trong khu vực rừng có kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ở Vườn quốc gia Núi Chúa. Cá thể này được bẫy ảnh chụp ngày 16/4/2018.

Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, với nguồn lực hạn chế dành cho công tác bảo tồn động vật hoang dã, những thông tin chi tiết về hiện trạng và phân bố của các loài tại đây là rất quan trọng, để đơn vị lập kế hoạch bảo tồn và xác định các khu vực hoặc hoạt động cần ưu tiên bảo vệ trong thời gian tới.

Chim đuôi cụt cánh xanh (Pitta moluccensis) cũng được ghi nhận trong khu vực rừng có kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ở Vườn quốc gia Núi Chúa. Cá thể này được bẫy ảnh chụp ngày 16/4/2018.

Theo Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa, với nguồn lực hạn chế dành cho công tác bảo tồn động vật hoang dã, những thông tin chi tiết về hiện trạng và phân bố của các loài tại đây là rất quan trọng, để đơn vị lập kế hoạch bảo tồn và xác định các khu vực hoặc hoạt động cần ưu tiên bảo vệ trong thời gian tới.

Anh-triet-bung-vang-JPG-1738930510.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=nsdp8Y4pgP42sHWR4dN-Dw

Một con triết bụng vàng (Mustela kathiah) đang đi kiếm ăn trong rừng Núi Chúa, được bẫy ảnh ghi lại ngày 9/7/2022.

Triết bụng vàng là loài thú ăn thịt nhỏ, thường phân bố ở kiểu rừng lá rộng thường xanh trên cao, nhưng vẫn được ghi nhận ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ngay cạnh bờ biển ở Núi Chúa.

Theo PGS. TS. Lưu Hồng Trường, Viện trưởng Viện Sinh thái Miền Nam, nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của sinh cảnh chuyển tiếp trong bảo tồn và sự cần thiết phải bảo vệ những diện tích rừng còn sót lại rất ít ở khu vực ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Việc bảo vệ kiểu rừng này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Thành lập năm 2003, Vườn quốc gia Núi Chúa có tổng diện tích 29.865 ha, được xem là rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam và hiếm có tại khu vực Đông Nam Á, hội tụ đầy đủ ba không gian rừng, bán sa mạc và biển. Tháng 4/2021, Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.

Một con triết bụng vàng (Mustela kathiah) đang đi kiếm ăn trong rừng Núi Chúa, được bẫy ảnh ghi lại ngày 9/7/2022.

Triết bụng vàng là loài thú ăn thịt nhỏ, thường phân bố ở kiểu rừng lá rộng thường xanh trên cao, nhưng vẫn được ghi nhận ở kiểu sinh cảnh chuyển tiếp ngay cạnh bờ biển ở Núi Chúa.

Theo PGS. TS. Lưu Hồng Trường, Viện trưởng Viện Sinh thái Miền Nam, nghiên cứu này đã cung cấp thêm bằng chứng về tầm quan trọng của sinh cảnh chuyển tiếp trong bảo tồn và sự cần thiết phải bảo vệ những diện tích rừng còn sót lại rất ít ở khu vực ven biển các tỉnh Nam Trung Bộ. Việc bảo vệ kiểu rừng này trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Thành lập năm 2003, Vườn quốc gia Núi Chúa có tổng diện tích 29.865 ha, được xem là rừng khô hạn duy nhất ở Việt Nam và hiếm có tại khu vực Đông Nam Á, hội tụ đầy đủ ba không gian rừng, bán sa mạc và biển. Tháng 4/2021, Núi Chúa đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới.

Việt Quốc

Ảnh: Leibniz-IZW/Nui Chua NP/SIE

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022