Chương trình có chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh - Unlock the power of Generative AI" AI4VN 2024 diễn ra ngày 23/8 tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, Báo VnExpress tổ chức với sự phối hợp của Câu lạc bộ Các Khoa - Viện - Trường Công nghệ thông tin -Truyền thông (FISU), bắt đầu từ năm 2018.

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) cho phép người dùng nhanh chóng tạo nội dung mới dựa trên nhiều loại dữ liệu đầu vào khác nhau. Các dữ liệu đầu vào và đầu ra của mô hình có thể bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình, mô hình 3D hoặc nhiều loại dữ liệu khác. Sự kiện thu hút sự tham dự của nhiều chuyên gia, lãnh đạo tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp phát triển, ứng dụng AI trong nước và quốc tế, trường đại học... Chương trình năm nay gồm các hoạt động: AI Summit, AI Workshop, AI Expo, AI Awards.

Tại phiên chính của AI4VN (AI Summit) diễn ra chiều 23/8, sau phần phát biểu của lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành và các tổ chức quốc tế, các vấn đề tổng quan xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo thế giới và Việt Nam sẽ được thảo luận, làm rõ.

Ở phần quốc tế, ông Marc Woo, Giám đốc điều hành Google phụ trách thị trường Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ chủ đề "AI tạo sinh và các xu hướng nổi bật trong năm 2024". Ông tốt nghiệp xuất sắc về Khoa học tính toán tại trường Kinh tế London. Được xem là một nhà lãnh đạo giàu kinh nghiệm tại Google, ông Marc Woo đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt và thực hiện chiến lược kinh doanh, xây dựng quan hệ đối tác cho các sản phẩm của Google và giới thiệu các sáng kiến hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của Việt Nam.

mac-woo-1722843461-5418-1722848149.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Ukc8GVMeaPZttE6FVgkDFg

Ông Marc Woo. Ảnh: NVCC

Tiếp đến, GS Fabio Zambetta, Hiệu phó phụ trách đối ngoại trường Công nghệ Thông tin, Đại học RMIT Melboure (Australia) và TS Arthur Tang, giảng viên cao cấp trường Đại học RMIT Việt Nam chia sẻ tham luận "Trí tuệ nhân tạo vượt ngoài màn hình máy tính". TS Arthur Tang là một nhà khoa học máy tính, đặc biệt quan tâm đến việc tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo sinh vào tương tác ngôn ngữ tự nhiên trong nghiên cứu y tế và các ứng dụng lâm sàng.

A-Tang-8471-1722848149.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EVkDyHtm5ho_KDLguyRxHw

TS Arthur Tang. Ảnh: NVCC

Phần quốc tế còn có các diễn giả đến từ Australia, Hàn Quốc... sẽ làm rõ hơn các xu hướng trên thế giới cũng như cách các quốc gia đang thích ứng, tận dụng thế mạnh từ công nghệ AI.

Sau phần quốc tế, đại diện các tập đoàn công nghệ, doanh nghiệp lớn trong nước sẽ làm rõ hơn các bước chuẩn bị, tiềm năng cũng như cơ hội, thách thức khi phát triển và ứng dụng AI đối với Việt Nam.

Mở đầu phiên này, GS Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Viện nghiên cứu dữ liệu lớn VinBigData (tập đoàn Vingroup) có bài chia sẻ về việc "Việt Nam chuẩn bị thế nào trước thời đại AI tạo sinh".

Trong một bài phát biểu, GS Vũ Hà Văn từng nhắc tới một số tập đoàn lớn nghiên cứu thành công và ra mắt các sản phẩm dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn như OpenAI với ChatGPT hay Google với Bard. Tại Việt Nam, "VinBigdata đã xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, tập trung giải quyết ba vấn đề cốt lõi: cải thiện tính chính xác, giảm chi phí hạ tầng tính toán một cách tối đa và đảm bảo tính bảo mật".

Tham luận của GS Vũ Hà Văn sẽ chia sẻ thực tế phát triển và ứng dụng AI tại doanh nghiệp cũng như những gợi ý, đề xuất để Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ công nghệ AI vào phát triển kinh tế, xã hội.

GS-Vu-Ha-Van-VnE-5690-15662053-4303-9130-1722848150.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GmXApq7f9ZgaISQ6qJcKyA

GS Vũ Hà Văn. Ảnh: Tùng Đỗ

Tiếp theo ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT sẽ có bài tham luận về chủ đề "Có nên tự chủ AI". Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, ông Tú là kiến trúc sư trưởng của nhiều dự án công nghệ của Tập đoàn FPT.

Ông là người tiên phong xây dựng, ứng dụng các công nghệ tiên tiến làm nền tảng phát triển kinh doanh, đưa FPT trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp dịch vụ Internet trên mạng cáp quang; phát triển thiết bị giải mã truyền hình IPTV cho hàng triệu người dùng.

Hiện FPT có nhiều sản phẩm ứng dụng AI, chinh phục hàng chục triệu người dùng trên toàn cầu. Tập đoàn đang hướng đến mục tiêu cao hơn bình dân hóa công nghệ này, đồng thời làm chủ AI tạo sinh.

vu-anh-tu-4004-1722848150.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=dIaXpYIoXWqMHM-fQAP4Gw

Ông Vũ Anh Tú. Ảnh: NVCC

Tiếp theo đại diện VNPT cùng nhiều đơn vị sẽ minh họa thêm các kết quả ứng dụng và phát triển công nghệ AI tại doanh nghiệp mình. Các phần trình bày cũng chỉ ra những thuận lợi, thách thức làm rõ hơn bức tranh phát triển AI tại Việt Nam.

Trước đó ra sáng 23/8, chương trình còn có bốn phiên hội thảo (AI Workshop), đề cập tới các chủ đề: AI Automation - Tự động hóa và AI; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam; Data center và AI Cloud và Ứng dụng AI trong lĩnh vực Y tế. Trước khi bước vào các chủ đề chuyên sâu đại diện của UNESCO sẽ có phần dẫn mở trao đổi về việc "Hợp tác quốc tế đảm bảo an toàn đối với trí tuệ nhân tạo".

Trong khuôn khổ AI4VN 2024, một triển lãm (AI Expo) gồm các gian hàng trình diễn các sản phẩm AI tiêu biểu của các doanh nghiệp, viện, trường... Khách tham dự có cơ hội trải nghiệm các sản phẩm mới ứng dụng AI đang có trên thị trường Việt Nam.

Trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng trao giải cho các sản phẩm, giải pháp ứng dụng trí tuệ nhân tạo nổi bật (AI Awards 2024).

>>> Đăng ký tham dự chương trình tại đây.

Vĩnh Hà

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022