hinh-anh-bao-chup-ve-tinh-7847-1726474503.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eylRp7Vud14TtouYsHN8Tg

Hình ảnh vệ tinh một cơn bão hồi tháng 7 năm 2024. Ảnh: NOAA

NOAA dự báo mùa bão Đại Tây Dương 2024 sẽ có từ 17 đến 25 cơn bão được đặt tên, sức gió tương đương 63 km/h. Trong số đó, từ 8 đến 13 cơn dự kiến sẽ trở thành bão (gió từ 74 mph trở lên - tương đương 119 km/h), bao gồm từ 4 đến 7 cơn bão lớn (cấp 3, 4 hoặc 5; với sức gió từ 111 mph trở lên (tương đương 178 km/h). Dự báo này kéo dài từ 1/6 đến 30/11.

Mùa bão Đại Tây Dương sắp tới dự kiến sẽ có hoạt động trên mức bình thường do nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ đại dương gần kỷ lục. Sự phát triển của điều kiện La Nina ở Thái Bình Dương, gió ở Đại Tây Dương giảm và ít gió đứt đoạn hơn, tất cả đều có xu hướng tạo điều kiện cho sự hình thành của các cơn bão nhiệt đới.

Tại khu vực Thái Bình Dương cũng ghi nhận nhiệt độ mặt biển tăng cao trong 12 tháng qua. Nhiệt độ nước biển từ 29 độ C trở lên có thể cung cấp tất cả năng lượng cần thiết cho cơn giông bão để đạt sức mạnh tối đa.

Khi một trong những El Nino mạnh nhất từng được quan sát gần kết thúc, các nhà khoa học NOAA dự đoán sẽ có sự chuyển đổi nhanh chóng sang điều kiện La Nina, điều này tạo điều kiện cho hoạt động bão Đại Tây Dương. Đồng thời, lượng nhiệt dồi dào trong đại dương nhiệt đới Đại Tây Dương và biển Caribe tạo thêm năng lượng để phát triển bão.

Tất cả các yếu tố: nhiệt độ mặt biển, khả năng xuất hiện La Nina, điều kiện khí quyển và đại dương đã thiết lập nền tảng cho một mùa bão hoạt động mạnh. Các điều kiện khí quyển và đại dương tiếp tục hỗ trợ cho một mùa bão Đại Tây Dương năm 2024 trên mức bình thường, với xác suất kết quả này là 90%, theo NOAA. Năm 2024 chỉ có xác suất 10% cho một mùa gần mức bình thường và xác suất không đáng kể cho một mùa dưới mức bình thường.

Trước đó một nghiên cứu của tác giả Johannes Lohmann từ Viện Niels Bohr thuộc Đại học Copenhagen, từng đưa ra cảnh báo rằng dòng hải lưu đảo ngược Đại Tây Dương (AMOC) có thể đạt tới "điểm tới hạn" sớm hơn nhiều so với dự kiến và hệ quả của nó có thể sẽ rất thảm khốc.

Theo đó sự gia tăng lượng nước ngọt do băng tan từ Greenland đang ở mức đáng báo động và là một mối đe dọa lớn với AMOC. Nếu dòng hải lưu này hoàn toàn dừng lại, các kiểu gió mùa nhiệt đới sẽ thay đổi, lượng mưa ở Bắc bán cầu sẽ giảm và Bắc Đại Tây Dương sẽ có nhiều bão hơn.

Minh Thư (Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022