0afeca67b78f0fd1569e-173055771-1807-2642-1730557888.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=yj0IScijwkH3JrXRK0xT9g

Quê ngoại ở Tiền Giang, Tăng Thanh Hà từ nhỏ đã được mẹ nấu cho nhiều món ăn đặc trưng miền sông nước. Khi có thời gian rảnh, cô cũng thường tụ tập bạn bè nấu các món ăn dân dã miền Tây.

464719460-10235728441337400-66-4694-5404-1730557888.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=03nnXvluNOVi2Ic5giZovw

Tuần trước, cựu diễn viên cùng hội chị em thân thiết trổ tài làm bánh xèo và bánh khọt. Cả nhóm tự làm hầu hết các công đoạn từ pha bột, chuẩn bị nhân và đổ bánh vào khuôn. Hà Tăng sử dụng loại khuôn chuyên dụng để đổ bánh khọt. Do tự làm ở nhà nên phần topping được chuẩn bị đầy đặn, gồm tôm, hến, củ hủ dừa.

464695861-10235728437137295-70-5929-7901-1730560788.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XRHkImzGopDSLrP3uMWs3Q

Bánh xèo miền Tây khác biệt với kích thước đường kính 30 - 40 cm, viền mỏng giòn tan, màu vàng óng. Bột phải được pha với tỷ lệ chuẩn, độ sánh vừa phải, không được quá lỏng hay quá đặc để vỏ bánh có độ mỏng, mịn màng và đẹp mắt. Khác với bánh xèo ở những nơi khác, nhân bánh xèo miền Tây đa dạng với tôm, thịt lợn, thịt vịt, thậm chí cả ốc và hến. Hà Tăng chọn làm bánh xèo và bánh khọt nhân hến và củ hủ dừa, độ giòn ngọt của hủ dừa kết hợp với vị beo béo của hến hòa quyện cùng lớp bánh cốt dừa.

tang-thanh-ha-cung-ban-be-che-am-thuc-mien-tay-1730558573.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kr4syCLhSvX0jv6Sd6WiIQ
Tăng Thanh Hà cùng bạn bè chế ẩm thực miền Tây

Hà Tăng đổ bánh xèo, bánh khọt tại nhà

464781662-10235728436737285-86-4829-8453-1730557888.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=R1u0iO7-prxCJBu672zY8w

Củ hủ dừa (hay còn gọi là đọt dừa, cổ hũ dừa, tàu hủ dừa) là phần lõi non nằm trên ngọn của cây dừa. Nguyên liệu này có vị ngọt thanh, mát lạnh, hơi sần sật. Ngoài ra, Hà Tăng cũng chuẩn bị một rổ rau 'uy tín' với đủ loại rau vườn đặc trưng của miền Tây như lá xoài non, lá cóc, rau cải, diếp cá, lá bứa.

463760698-10235595366970624-84-6519-3479-1730557888.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ij3Bhj-Cu4RtquG4cAN66w

Trước đó vài tuần, Tăng Thanh Hà cũng có buổi tụ tập cùng hội bạn thân, trong đó có chuyên gia trang điểm Hùng Max - người anh thân thiết, giỏi nấu ăn. Cô cho biết mỗi khi hội họp, cả nhóm đều cùng nhau vào bếp 4-5 tiếng, chăm chút tỉ mỉ từng cọng rau cọng bún nhưng miệng vẫn tươi cười.

463665543-10235595367090627-38-6208-3526-1730557888.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=cz-BM8LFtyNf0EjEFy_sJQ

Cả nhóm chế biến món lẩu mắm cá lóc và ớt sừng dồn chả cá thác lác. Đây đều là những món ăn đặc trưng của mùa nước nổi miền Tây, được nhiều người yêu thích. Lẩu mắm cá lóc mang đậm hương vị sông nước, không chỉ hấp dẫn bởi vị chua cay đặc trưng của mắm, còn bởi sự tươi ngon của cá lóc và các loại rau đồng.

463868287-10235595366850621-83-4305-3177-1730560788.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=byLE481fk_HiYtbX9JoUlg

Phần nước dùng đậm đà được nấu khá đơn giản. Tỏi và sả băm, hành tím phi trên dầu nóng cho thơm, cho nước mắm cá lóc đã nấu, thêm một lít nước lọc rồi đun sôi. Sau khi nước đã sôi, cho phần cá lóc vừa xào vào nấu chín, thêm bột, ngọt, đường, ớt theo khẩu vị gia đình.

463826848-10235595360250456-60-3896-1809-1730557889.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=rsjcJEviO430npF7vUftuw

Đĩa rau lẩu ăn kèm cũng được bày biện chỉn chu, đẹp mắt, trong đó không thể thiếu bông điên điển và bông bí - hai loại hoa của mùa nước nổi miền Tây, ngoài ra còn có đọt bông súng, khổ qua, lá me, hẹ, rau chuối tạo nên hương vị thanh mát, chua ngọt, hấp dẫn.

463495436-10235595367370634-35-4433-3905-1730557889.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ErOi6CvWjQwoy5PMH75XcA

Món ớt sừng dồn chả cá thác lác được chiên qua cho xem xém, sau đó thả vào nồi lẩu cho chín. Chả cá dai dai, đậm đà, quyện với vị ớt cay, nhúng nước lẩu đậm đà, chua thanh, ăn với các loại rau thanh mát.

Hà Nguyên

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022