Ẩm thực Hà Nội phong phú và đa dạng từ chủng loại đến các địa chỉ ăn uống. Người Hà Nội cũng có thói quen ăn ở các quán ngon gần nhà, trong các khu chợ bình dân, đôi khi "low key" (ít người biết tới), thay vì lên phố ghé vào các hàng nổi tiếng, được review nhiều và đông đúc. Hầu như khu chợ dân sinh nào cũng có một vài quán ăn như thế, ít được quảng bá nhưng luôn đông khách, đặc biệt là với dân địa phương.

MEITU-20240809-023033944-5467-1723175430.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Yly56ACbFVEN_qmCMTIJFA

Bát bún mọc thịt sườn và dọc mùng.

Khu Khương Thượng - Khương Trung - Khương Hạ vốn nằm trên đất của các làng cổ ở Hà Nội thời xưa. Khu vực này cũng quy tụ nhiều hàng quán ăn uống ngon rẻ chất lượng, hương vị truyền thống. Một trong những địa chỉ được nhiều dân local lui tới từ sáng tới tối là quán bún mọc dọc mùng trên đường Khương Trung. Quán về địa chỉ này được gần chục năm nhưng trước đó cô chủ đã bán khá lâu tại quận Đống Đa.

Bún mọc dọc mùng là một đặc sản độc đáo của ẩm thực Hà thành, tuy cùng tên gọi là bún mọc nhưng phiên bản Hà Nội khác nhiều so với các nơi. Theo Sở Du lịch Hà Nội, bún mọc khởi nguồn từ làng Mọc, Nhân Chính, quận Thanh Xuân, cách phố Khương Trung chưa tới một km. Trang Taste Atlas, website ẩm thực nổi tiếng và uy tín, cũng xếp bún mọc vào top 8 món ăn có nước ngon nhất miền Bắc Việt Nam. Đây cũng được xem là món bún có nhiều topping bậc nhất gồm mọc, sườn, chân giò, thịt luộc thái mỏng, đuôi, dọc mùng.

MEITU-20240809-023258044-8226-1723175430.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EnnR2gU8FN0T65jQl8ebEw

Mọc ăn đậm vị, không bị khô.

Quán nằm ngay trên phố Khương Trung, cách khu chợ bình dân vài bước chân. Một bát bún ở quán có giá khoảng 35.000 đồng tới 50.000 đồng, tùy lượng topping ăn kèm. Thành phần nổi bật nhất có lẽ là những viên mọc làm từ thịt xay nhuyễn, thường là thịt nạc vai hoặc thịt ba chỉ, thêm mộc nhĩ, nấm hương và gia vị vừa miệng. Viên mọc thường được nặn thành viên tròn, "nhỏ nhưng có võ", ăn "rất dính", vị bùi bùi, đậm đà. Mọc được luộc và để ngập trong nước dùng nên có màu vàng bắt mắt, không bị khô như nhiều nơi.

Ngoài mọc là thành phần chính, bát bún luôn có dọc mùng giòn sật, được bóp sạch nhựa nên không bị ngứa. Miếng thịt chân giò thái mỏng, thịt chân giò, kèm với vài miếng sườn mềm ngọt, ăn rất hợp. Móng giò và sườn được chần sơ để loại bỏ tạp chất, rửa sạch để ráo nước rồi ướp với chút mắm truyền thống, muối cùng nước cốt nghệ cho thấm vị và lên màu vàng đẹp rồi cho vào nồi, đảo cho săn, hạ nhỏ lửa.

MEITU-20240809-023505362-9218-1723175430.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=V2HeGi_LS3h__uZC34Pzvg

Quầy chế biến đặt ngay cửa ra vào cho khách quan sát.

Nước dùng có vị ngọt thanh của xương lợn, thịt lợn, sườn, chân giò ninh nhừ. Một số người tới quán còn thích ăn thêm đuôi lợn lạ miệng. Bún và nước dùng cùng các loại topping hòa quyện hương vị, sợi bún mảnh, dễ ăn, khi ăn cho thêm tương ớt chưng sệt hoặc vắt thêm chút quất.

Quán mở cửa từ sáng tới tối, hầu như lúc nào cũng có khách, đông nhất là thời gian buổi sáng và giờ ăn trưa. Khách tới đây chủ yếu là người dân địa phương, học sinh sinh viên ở các trường học gần đó. Quầy chế biến đặt ngay cửa ra vào để khách quan sát. Quán có hai gian nhà, trang bị điều hòa và quạt mát mẻ.

453222189-816274980686510-7585-8781-4105-1723440728.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=zEjLx1EC8vRjzWy2y2eRmQ

Không gian quán nhỏ nhưng khá sạch sẽ.

Bài và ảnh: Nguyên Chi

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022