Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cùng phu nhân Loo Tze Lui có chuyến thăm chính thức Việt Nam ngày 25-26/3. Chuyến thăm của Thủ tướng Lawrence Wong diễn ra sau hơn một tuần kể từ khi Tổng Bí thư Tô Lâm sang Singapore và nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Đây cũng là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của ông Lawrence Wong với tư cách Thủ tướng Singapore.

z6444272241607-623fc2e1713aa28-8714-3211-1743002293.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=hFzKHpOTHqeKLevqZH_6_A

Bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, tiếp bà Loo Tze Lui tại Nhà Tre ở Phủ Chủ tịch. Ảnh: Giang Huy

Chiều 26/3, bà Ngô Phương Ly, phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm, tiếp bà Loo Tze Lui tại Nhà Tre ở Phủ Chủ tịch. Phu nhân Tổng Bí thư mời phu nhân Thủ tướng Singapore ra không gian ngoài trời để giới thiệu và thưởng thức nghệ thuật múa rối nước. Các nghệ sĩ nhà hát múa rối biểu diễn chương trình Âm vang đồng quê, với các phần Tễu giáo trò, Múa rồng, Hát Xá: Sắc đào xuân, Độc tấu đàn Bầu: Bèo dạt mây trôi, Vũ điệu tâm linh... cùng các điệu múa dân gian. Phu nhân Ngô Phương Ly giới thiệu cho phu nhân Loo Tze Lui các đặc điểm của con rối.

Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo của Việt Nam, gắn liền với nền văn minh lúa nước. Sân khấu múa rối là mặt nước, nơi những con rối gỗ được điều khiển bởi các nghệ nhân đứng sau bức rèm qua hệ thống sào, dây, tạo nên những màn trình diễn sống động, kể về các câu chuyện dân gian, lịch sử, hoặc hoạt động đời thường của người dân Việt Nam. Con rối làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước. Hình thù của con rối thường tươi tắn, ngộ nghĩnh, mang tính hài và tính tượng trưng cao.

z6444381673091-b7348cac63ce47f-6651-4079-1743000271.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=8oiDVhQbf6J4VErpe3Rgiw

Phu nhân Tổng bí thư giới thiệu về con rối của nghệ thuật múa rối nước. Ảnh: Giang Huy

Hai phu nhân thưởng thức trà sen và các món bánh cổ truyền như bánh cốm, bánh xu xê, được bày trên mẹt tre, bên cạnh là một giỏ hoa bưởi - đặc trưng của mùa xuân Hà Nội. Bánh cốm là một loại bánh truyền thống của Việt Nam, đặc biệt phổ biến ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc. Bánh được làm từ cốm, một loại gạo nếp non được rang và giã dập. Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh, dừa nạo và đường. Món ăn này có vị ngọt thanh, dẻo thơm, hòa quyện giữa hương vị của cốm, đậu xanh và dừa. Đây là một đặc sản không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt, tượng trưng cho sự gắn kết và hạnh phúc. Bánh cũng thường được dùng làm quà biếu, thay cho sự trân trọng và tình cảm của người tặng.

z6444272220211-b49d20a2172885c-4842-7567-1743000271.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wp2tec1N9dIi0N2vKAILPQ

Hai phu nhân ăn bánh, uống trà. Ảnh: Giang Huy

Bánh xu xê, hay còn gọi là phu thê, cũng rất quen thuộc trong lễ ăn hỏi Việt Nam, tượng trưng cho sự gắn kết và thủy chung của đôi lứa. Tên gọi "phu thê" mang ý nghĩa vợ chồng, thể hiện mong ước về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Bánh là một nét đẹp văn hóa truyền thống, thể hiện sự tinh tế trong ẩm thực Việt. Bánh xu xê có vị ngọt thanh, dẻo dai, hòa quyện giữa hương vị của bột năng, đậu xanh và dừa.

9bd2f8dc39f189afd0e0-174299036-8621-2736-1743000271.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WvD31z6LJs92YUkin6gy2g

Bánh cốm và bánh xu xê, bên cạnh giỏ hoa bưởi, đặc trưng của mùa xuân Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Trước đó, bà Loo Tze Lui cùng bà Lê Thị Bích Trân, phu nhân Thủ tướng Phạm Minh Chính, tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tại Hà Nội. Hai phu nhân tìm hiểu những giá trị văn hóa phong phú, đa dạng tại tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày văn hóa các dân tộc Việt Nam, Vườn Kiến trúc, nơi có các công trình kiến trúc dân gian đặc sắc của các dân tộc Việt Nam, và Tòa nhà Đông Nam Á, khu trưng bày những hiện vật, hình ảnh các quốc gia Đông Nam Á.

Tại tòa nhà Trống Đồng, phu nhân Thủ tướng Singapore đã nghe giới thiệu sơ lược về trang phục, nhạc cụ, nông cụ, vật dụng thường ngày, xem các bức ảnh và những đoạn phim sống động về cuộc sống, nghề thủ công, nghi lễ của 54 dân tộc Việt Nam. Hai phu nhân cùng xem các nghệ nhân làm tranh Đông Hồ, một trong bốn dòng tranh dân gian đặc sắc của Việt Nam, tại Vườn Kiến trúc trong khuôn viên bảo tàng. Phu nhân Lê Thị Bích Trân tặng bức tranh Chăn trâu thổi sáo cho phu nhân Loo Tze Lui. Đây là một trong số những bức tranh dân gian Đông Hồ được yêu thích nhất.

4-1742974359-1743000132-5756-1743000271.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=BTmQOlKjS3pq5lkeh6XkCg

Phu nhân Lê Thị Bích Trân tặng bức tranh 'Chăn trâu thổi sáo' cho phu nhân Loo Tze Lui. Ảnh: Giang Huy

Tranh dân gian Đông Hồ có xuất xứ từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Dòng tranh này có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Tranh được in trên giấy dó làm từ vỏ cây dó, có độ bền cao. Màu sắc của tranh được tạo nên từ các nguyên liệu tự nhiên như than lá tre, hoa hòe, sỏi son... Kỹ thuật in tranh là in ván gỗ khắc, với nhiều ván in cho từng màu sắc khác nhau. Tranh Đông Hồ phản ánh đa dạng các khía cạnh của đời sống xã hội Việt Nam, từ sinh hoạt hàng ngày, lễ hội, tín ngưỡng, đến những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết. Các đề tài phổ biến trong tranh Đông Hồ bao gồm: tranh chúc tụng (gà mẹ con, lợn đàn), tranh thờ (ngũ hổ, tứ bình), tranh truyện (Thạch Sanh, Kiều), tranh sinh hoạt (đám cưới chuột, hứng dừa).

Trước đó, ngay khi vừa đặt chân đến Hà Nội, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đã đăng tải video trên tài khoản Tiktok chính thức, trong đó giới thiệu một số cảnh đẹp như phố cổ Hà Nội, phố đường tàu, đi kèm bản nhạc See tình của Hoàng Thùy Linh.

phu-nhan-thu-tuong-singapore-xem-mua-roi-uong-tra-an-banh-co-1743000049.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=sSPKbAQPzed4I-zEOitASQ
Phu nhân thủ tướng Singapore xem múa rối, uống trà ăn bánh cốm

Video thông báo đã tới Hà Nội của Thủ tướng Singapore. Video: Tiktok Lawrence Wong

Ông Wong, 52 tuổi, bắt đầu sự nghiệp ở Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore năm 1997. Tháng 4/2022, ông được bổ nhiệm làm Phó thủ tướng Singapore. Ngày 15/5/2024, ông Lawrence Wong tuyên thệ nhậm chức, trở thành thủ tướng thứ tư của Singapore.

Phu nhân Loo Tze Lui, sinh năm 1974, tốt nghiệp ĐH Nam California với bằng cử nhân khoa học về quản trị kinh doanh, chuyên ngành tài chính. Trước đây, bà Loo có sự nghiệp đáng chú ý trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Bà Loo còn tích cực tham gia hoạt động từ thiện và nghệ thuật. Bà đã có nhiều khoản đóng góp cho Bảo tàng Nghệ thuật Singapore.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022