Theo Healthline, măng tươi chứa chất taxiphyllin sinh xyanua và enzym là B-glycosidase hỗ trợ quá trình chuyển hóa này. Ngộ độc xyanua có thể gây ra các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, suy hô hấp, cơ thể tím tái…
Vì vây, quá trình chế biến măng, việc chú ý đến các điều sau đây không chỉ giúp món ăn trở nên ngon miệng mà còn giảm nguy cơ ngộ độc:
1. Chế biến đúng cách, luộc măng kỹ
Măng chứa cyanide, một chất độc tố có thể chuyển thành axit cyanhydric trong dạ dày, gây hại cho sức khỏe.
Việc luộc măng sôi trong ít nhất 12 giờ giúp giảm lượng cyanide, tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Luộc măng thật kỹ trước khi nấu
Bạn nên luộc và ngâm măng trong nước lâu ngày cho đến khi măng có màu vàng và mùi chua. Rửa măng kỹ lưỡi nhiều lần trong quá trình chế biến để giảm nguy cơ ngộ độc cyanide.
Ngâm măng trong nước là một bước quan trọng để giảm lượng chất độc tố. Bạn nên ngâm măng trong nước nhiều lần và thường xuyên thay nước để loại bỏ cyanide và các chất cặn khác.
Trong quá trình chế biến măng, hãy đảm bảo rằng bạn luôn giữ vệ sinh và rửa sạch măng trước khi nấu. Bạn cũng nên kiểm tra măng cẩn thận để loại bỏ bất kỳ phần măng nào có thể không an toàn để ăn.
2. Không đậy nắp khi nấu măng
Thường thì khi nấu các món ăn, chúng ta thường có thói quen đậy nắp vung. Tuy nhiên, khi nấu măng, bạn nên tránh việc này.
Các chất độc tố trong măng có thể bay hơi trong quá trình nấu, và nếu bạn đậy nắp vung, chúng sẽ không có cơ hội thoát ra khỏi nồi.
Để đảm bảo an toàn, sau khi mua măng, hãy rửa sạch, ngâm muối, sau đó luộc măng ít nhất 3 lần mà không đậy nắp vung, giúp chất độc tố thoát ra khỏi măng.
3. Măng chua ngâm giấm chưa đủ thời gian hoặc ăn măng xanh
Vì trong măng chứa nhiều độc tố có thể gây hại cho sức khỏe, bạn nên tránh ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian, măng vẫn giữ màu xanh và không có mùi chua.
Việc tiêu thụ những loại măng như vậy có thể dẫn đến ngộ độc và đồng thời tăng nguy cơ gặp vấn đề sức khỏe.